QUAN ĐIỂM CỦA KINH THÁNH VỀ HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH - GIỚI THIỆU
Tòa án Tối cao của Hoa Kỳ đã quyết định hợp thức hóa hôn nhân đồng tính trong một cuộc bỏ phiếu vào ngày 26/6/2015. Phán quyết này đã lật ngược lệnh cấm hôn nhân đồng giới tại 13 bang của Mỹ trước đó. Việc hợp thức hóa hôn nhân đồng tính nhận được rất nhiều sự quan tâm từ cộng đồng Cơ Đốc giáo trên toàn thế giới cũng như tại Việt Nam trong những ngày qua.
Để giúp cho tôi con Chúa hiểu rõ và vững vàng trong đức tin về vấn đề trên, Phòng Truyền thông Tổng Liên Hội sẽ đăng tải loạt bài viết liên quan đến Giới tính dựa trên nền tảng và quan điểm của Kinh Thánh do Bác sĩ Thạc sĩ Lê Hoàng Sơn biên soạn.
MỞ ĐẦU
Có hai loại rối loạn về giới tính chủ yếu và chúng khác nhau hoàn toàn: đó là đồng tính luyến ái và lưỡng tính. Đã có rất nhiều ngộ nhận một cách đáng tiếc về vấn đề “khó chịu”, khó nói và khó hiểu này, không chỉ trong quần chúng mà cả trong giới Y tế. Những ngộ nhận đó đã đẩy nhiều người ra ngoài rìa xã hội một cách không đáng có. Hội Thánh hữu hình hiện diện giữa trần gian cũng không miễn nhiễm trước vấn đề này. Người hầu việc Chúa là người làm việc với con người, dù ở dưới bất kỳ cương vị nào cũng đã, đang và sẽ phải đối diện với vấn đề bất thường về giới tính này, nhất là vào thời điểm hiện nay, 2015, đang như “cơn bão thuộc linh” thổi vào Hội Thánh. Cái nhìn đúng đắn sẽ là cơ sở cho cách ứng xử một cách đúng đắn. Tài liệu này xin đặc biệt dành cho những người đã, đang và sẽ tham gia công việc Chúa, nhất là trong lĩnh vực chia xẻ và tư vấn về các vấn đề y tế-xã hội, nhằm góp phần giải toả phần nào những ngộ nhận nêu trên.
Về mặt Y học, nếu sức khỏe được định nghĩa là tình trạng hoàn toàn thoải mái về cơ thể, tinh thần và quan hệ xã hội, chứ không phải chỉ là không có bệnh tật (Ma-thi-ơ 2:52) thì trong lĩnh vực giới tính cũng cần được xét theo 3 khía cạnh: cơ thể, tinh thần trí óc và quan hệ xã hội. Lưỡng tính thuộc lĩnh vực cơ thể, còn đồng tính luyến ái lại là vấn đề thuộc lĩnh vực tinh thần và quan hệ xã hội. Bởi “danh bất chính” thì “ngôn bất thuận” mà “ngôn bất thuận” thì “sự bất minh”, vì vậy, nội dung tài liệu này trước tiên sẽ thống nhất về một số từ ngữ. Kế đến, lướt qua tình trạng bình thường của cơ thể về giới tính. Sau đó là các bất thường giới tính về mặt cơ thể (lưỡng tính), và tinh thần - quan hệ xã hội (đồng tính luyến ái). Cuối cùng là một số quan điểm của Thánh Kinh về tình yêu, hôn nhân, gia đình và thái độ mà con cái Chúa nên có trong thực tế. Toàn bộ nội dung tài liệu này chủ yếu được rút ra từ các tài liệu được giới thiệu ở mục Tài liệu tham khảo chính nêu ở cuối tài liệu.
Tập tài liệu này không phải là một sưu khảo hay tổng quan trình bày theo tiêu chuẩn của một tài liệu nghiên cứu khoa học mà chỉ là một tài liệu phổ biến kiến thức cơ bản, vì vậy được trình bày dưới dạng hỏi đáp. Từ ngữ chuyên môn khó hiểu được hạn chế bớt để cho dễ hiểu hơn nhưng vẫn để lại nhiều từ chuyên môn để cung cấp tư liệu phục vụ cho người đọc tìm hiểu thêm và chia xẻ. Người đọc muốn đi chuyên sâu vào lĩnh vực này nên tham khảo các chuyên gia hay sách báo về chuyên ngành Thần kinh - Nội tiết học, Tâm thần học, Tính dục học, Bào thai học và Tâm lý - xã hội học (trong đó có môn Tâm lý học con người phát triển). Tài liệu này cũng rất cần được nhiều ý kiến bổ sung, sửa chữa từ người đọc.
Nguyện xin Thiên Chúa ban phước để tài liệu này trở nên thực sự hữu ích.
MỤC LỤC
A. Từ ngữ
1. Y học dùng từ nào để chỉ các trường hợp rối loạn giới tính?
2. Thánh Kinh dùng từ nào để chỉ các trường hợp rối loạn giới tính?
B. Giới tính – sự bình thường về Cơ thể
3. Hệ sinh dục là gì? Như thế nào là hệ sinh dục bình thường?
4. Hệ sinh dục bình thường phát triển ra sao?
5. Khi nào có thể gọi một con người là trưởng thành?
C. Lưỡng tính – sự bất thường về cơ thể
6. Lưỡng tính là gì?
7. Nguyên nhân của tình trạng lưỡng tính là gì?
8. Lưỡng tính có phải là đồng tính luyến ái không?
D. Đồng tính luyến ái – Bất thường về tinh thần và quan hệ xã hội
9. Tình dục có phải là một vấn đề sức khỏe không?
10. Đồng tính luyến ái là gì?
11. Tình dục là gì? Và tính dục là gì ?
12. Có phải chỉ có nam giới mới bị đồng tính luyến ái?
13. Dường như trong xã hội có rất nhiều người đồng tính luyến ái?
14. Người đồng tính luyến ái nam hay làm gì?
15. Người đồng tính luyến ái nữ hay làm gì?
16. Loạn dâm là gì? Tại sao đồng tính luyến ái được gọi là loạn dâm?
17. Y học nói gì về loạn dâm?
18. Bệnh nhân cách là bệnh gì? (FF)
19. Rối loạn định dạng giới là gì?
20. Tại sao người ta bị đồng tính luyến ái?
21. Điều trị đồng tính luyến ái ra sao?
E. Quan điểm của Thánh Kinh
22. Thánh Kinh có đề cập gì đến rối loạn giới tính không?
23. Đấng Tạo hóa tạo dựng nên con người để làm gì?
24. Có phải người đồng tính luyến ái cũng trưởng thành như mọi người?
25. Tại sao lại có giới tính và tình dục?
26. Đấng Tạo hóa tạo dựng nên tình yêu để làm gì?
27. Nhưng... vẫn có hai người đồng tính luyến ái kết hôn?
F. Những vấn nạn trong thực tiễn
28. Người lưỡng tính có phải là người xấu không?
29. Làm cách nào nhận diện được một người đồng tính luyến ái?
30. Nếu hai người trẻ cùng giới cặp đôi đi chơi, đùa giỡn với nhau thì họ có phải là đồng tính luyến ái không?
31. Say mê một người cùng phái có phải là đồng tính luyến ái không?
32. Cảm hứng tình dục và cảm giác tình dục có phải là điều bình thường không? Có phải tội lỗi không?
33. Làm cách nào có thể tránh được mặc cảm tội lỗi về tình dục?
34. Như thế nào là tình dục đúng đắn?
35. Làm cách nào để nâng cao chất lượng, làm phong phú, thánh hóa đời sống tình dục của mình?
36. Có phải luôn luôn đồng tính luyến ái là sai quấy không?
37. Tôi phải làm gì nếu đã chắc chắn mình là người đồng tính luyến ái?
38. Một người đồng tính luyến ái có thể thay đổi hành vi của mình không?
39. Cha mẹ đối xử và cho con nhỏ của mình ăn mặc như một đứa trẻ khác với giới của nó là điều sai hay đúng?
Nguồn: httlvn.org
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét
* Quý độc giả có thể để lại nhận xét bằng tiếng Việt (có dấu) hoặc tiếng Anh. Vui lòng gửi kèm thông tin (tên, SĐT hoặc email) để chúng tôi tiện liên hệ. Nhận xét được Tổ Quản trị - Ban Truyền thông HTTL Tân Nghĩa kiểm tra trước khi hiển thị.
* Chúng tôi sẽ phản hồi lại nhận xét trên website hoặc thông qua email duy nhất của Ban Truyền thông: tannghiamedia@gmail.com