Thứ Tư, 30 tháng 11, 2016

Thông báo: Kế hoạch TT CT truyền giảng & Kỷ niệm Chúa Giáng sinh 2016

BAN BIÊN TẬP VÀ QUẢN TRỊ
        TỔ TRUYỀN THÔNG
            Số 08/2016/TB-TTT


THÔNG BÁO
Kế hoạch TT Chương trình Truyền giảng & Kỷ niệm Chúa Giáng sinh 2016
./.

          Căn cứ kế hoạch đầu năm 2016, nhằm phục vụ cho các độc giả xa gần, Tổ Truyền thông sẽ tường thuật TT chương trình Truyền giảng & Kỷ niệm Chúa Giáng sinh 2016 (ngày 24/12) tại HTTL Tân Nghĩa trên Cổng thông tin điện tử tại mục LIVE:
Và trên kênh Youtube của HTTL Tân Nghĩa:

Vậy, Tổ Truyền thông thông báo đến Quý vị được biết và theo dõi.


Vâng phục ý Cha

VÂNG PHỤC Ý CHA

                  Kinh Thánh: Lu-ca 22:39-46
                  39 Đoạn, Đức Chúa Jêsus ra đi, lên núi Ô-li-ve theo như thói quen; các môn đồ cùng đi theo Ngài. 40 Khi đã đến nơi đó, Ngài phán cùng môn đồ rằng: Hãy cầu nguyện, hầu cho các ngươi khỏi sa vào sự cám dỗ. 41 Ngài bèn đi khỏi các môn đồ, cách chừng liệng một cục đá,quì xuống mà cầu nguyện 42 rằng:Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén nầy khỏi tôi! Dầu vậy, xin ý Cha được nên,chớ không theo ý tôi!… 43 Có một thiên sứ từ trên trời hiện xuống cùng Ngài, mà thêm sức cho Ngài. 44 Trong cơn rất đau thương, Ngài cầu nguyện càng thiết, mồ hôi trở nên như giọt máu lớn rơi xuống đất.(d) 45 Cầu nguyện xong, Ngài đứng dậy trở lại cùng các môn đồ, thấy đương ngủ mê vì buồn rầu. 46 Ngài phán rằng: Sao các ngươi ngủ? Hãy đứng dậy cầu nguyện, để cho khỏi sa vào sự cám dỗ.

                  “Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén này khỏi tôi! Dù vậy, xin ý Cha được nên, chớ không theo ý tôi” (câu 42).

                  Câu hỏi suy ngẫm: Tại sao Chúa Giê-xu kêu gọi các môn đồ cầu nguyện? Ngài đã cầu xin Cha điều gì và thái độ của Ngài ra sao? Bạn có sẵn lòng vâng phục ý muốn Chúa dù điều đó có thể khiến bạn rất đau khổ không?

                  Sau bữa ăn tối Lễ Vượt Qua, Chúa Giê-xu và các môn đồ đi vào vườn Ghết-sê-ma-nê trên núi Ô-li-ve để cầu nguyện theo như thói quen của Ngài (câu 39). Chúa phán bảo các môn đồ: “Hãy cầu nguyện, hầu cho các ngươi khỏi sa vào sự cám dỗ” (câu 40, 46). Nhưng các môn đồ không hiểu điều Chúa phán và đã ngủ thay vì thiết tha nguyện cầu như Ngài. Muốn tránh khỏi cám dỗ, cần phải cầu nguyện thường xuyên, nhờ quyền năng của Chúa mà vượt qua thử thách và cám dỗ trong đời sống.

                  Chúa Giê-xu đang đối diện với cơn đau đớn tột cùng khi phải gánh chịu tội lỗi của thế gian, và Ngài đang chiến đấu với sự cám dỗ vì Ngài biết trước điều sắp xảy đến cho mình. Trong cơn đau thương kinh khiếp ấy, Ngài đã đến với Đức Chúa Cha và tha thiết cầu nguyện. Chúa Giê-xu cảm nhận được những khổ hình Ngài sắp phải chịu nên trong giờ phút đỉnh điểm khi tiến gần đến cái chết chuộc tội, tâm hồn Ngài sầu não và bối rối. Ngài đã quỳ xuống cầu nguyện khẩn thiết: “Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén này khỏi tôi!” (câu 42a). Chén ở đây chỉ về sự đau khổ, sỉ nhục vì bị đóng đinh trên cây thập tự như một tội nhân. Với nhân tính khi làm người, Chúa Giê-xu cầu xin Cha giúp Ngài khỏi phải nhận chén đắng ấy. Tuy nhiên, Chúa không dừng lại ở đó. Ngài tiếp tục cầu nguyện rằng: “Dù vậy, xin ý Cha được nên, chớ không theo ý tôi!” (câu 42b). Lời cầu nguyện này thể hiện sự vâng phục tuyệt đối của Chúa Giê-xu. Ngài hoàn toàn thuận phục ý muốn của Đức Chúa Trời dành cho mình trong chương trình cứu chuộc nhân loại. Dù sự đau thương có khủng khiếp đến đâu, Ngài vẫn sẵn sàng cúi đầu thuận phục ý Cha chứ không theo ý mình. Chúa Giê-xu là mẫu mực toàn hảo về tấm gương vâng phục.

                  Đức Chúa Trời chắc chắn hiểu được nỗi đau của Chúa Giê-xu nên đã sai thiên sứ đến để thêm sức cho Ngài (câu 43). Ông Lu-ca mô tả Chúa Giê-xu cầu nguyện khẩn thiết đến nỗi mồ hôi rơi xuống đất như những giọt máu (câu 44). Điều này cho thấy Chúa đang ở trong cơn thống khổ cùng cực, nhưng Ngài đã không đầu hàng bỏ cuộc. Ngài sẵn sàng gánh chịu đau thương để làm trọn ý Cha.

                  Trong cuộc sống, chắc hẳn bạn cũng từng đối diện với những thử thách đau khổ, bạn có sẵn sàng đầu phục ý Chúa trên đời sống bạn như gương của Chúa Giê-xu không?

                  Lạy Chúa, xin giúp con luôn thuận phục ý muốn của Chúa dành cho cuộc đời con dù đó không phải như điều con muốn.
 
Nguồn: httlvn.org

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2016

Thông báo của B.TTN V/v Tập hát GS 2016

Thông báo:
Nhằm chuẩn bị kĩ càng cho CT Lễ KN Mừng Chúa Giáng Sinh 2016, BĐH TTN phối hợp cùng Tổ Quản trị web lên phương án dự phòng như sau:
- Phương án 1: Thu âm trên đàn 2 bài hát 
- Phương án 2: Sử dụng phần mềm karaoke tích hợp trên máy vi tính.

Tổ Quản trị đang cố gắng hoàn thành bản beat mp4 nhanh nhất có thể để kịp thời đáp ứng cho ngày Tổng đợt Chương trình.

Sau khi hoàn thành, Tổ Quản trị sẽ đăng trên kênh Youtube của HT.

. /.


Thứ Hai, 28 tháng 11, 2016

Người chăn khôn ngoan

NGƯỜI CHĂN KHÔN NGOAN


                Kinh Thánh: Giê-rê-mi 3:15

                Ta sẽ ban các kẻ chăn giữ vừa lòng ta cho các ngươi, các kẻ ấy sẽ lấy sự khôn ngoan sáng suốt mà chăn nuôi các ngươi.

                Dân sự thời Giê-rê-mi cần có người chăn giữ. Họ cần những người lãnh đạo theo lòng Đức Giê-hô-va. Giê-rê-mi đã cho thấy nhu cầu về những người chăn là cấp thiết như thế nào.

                Giê-rê-mi cũng đã đưa ra các lý do tại sao nhu cầu này lại cấp thiết. Trước hết, dân sự liên tục đi theo sự thờ lạy hình tượng ngoại bang dưới mỗi cây xanh; thứ hai họ không vâng theo mạng lệnh của Đức Giê-hô-va (3:13).

                Giê-rê-mi đã rao giảng cho họ tin vui rằng Chúa đang mời gọi họ trở về cùng Ngài. Họ là những con người bướng bỉnh và nay cần ăn năn, rồi Chúa sẽ đem họ trở về với Ngài: Họ có thể trở về với Đấng chăn chiên Trưởng chân thật của họ.

                Giê-rê-mi rao giảng cho họ thêm những tin tức tốt lành. Đức Giê-hô-va hứa ban ho họ những người chăn giữ. Họ sẽ là những người theo lòng Ngài. Họ sẽ dẫn dắt dân sự cách khôn ngoan và "nuôi" dân sự bằng sự khôn ngoan và trí hiểu. Trong những năm đầu của mình, Sa-lô-môn là người chăn như vậy.

                "Người chăn" theo tiếng Hê-bơ-rơ đôi khi được dịch là dịch là “mục sư” có nghĩa là “lãnh đạo”. Ở đây, Giê-rê-mi cố ý nói về những người lãnh đạo chính trị, những vị vua. Mục đích của Đức Chúa Trời đối với các vua của Y-sơ-ra-ên là để dẫn dắt dân sự Ngài (2Sa-mu-ên 7:7). Sau này Giê-rê-mi cũng đề cập đến: những người lãnh đạo chính trị là những người chăn (23:1-5).

                Lần nọ, tôi uống cà phê với một người chăn chiên trên ngọn đồi ở Colorado. Người này vừa chuyện trò với tôi nhưng cũng luôn lắng nghe xem có chuyện gì xảy ra với bầy chiên của mình ở gần đó. Sự quan tâm liên tục của người chăn này đối với bầy chiên làm tôi liên tưởng đến hình ảnh kiểu mẫu của Đức Chúa Trời dành cho người lãnh đạo.

                Có thể Giê-rê-mi đã suy gẫm lại lịch sử của dân tộc mình và thấy rất nhiều vị vua không phải là những người chăn đúng nghĩa. Ông biết rằng Đức Giê-hô-va đang  mang đến cho họ sự sửa phạt, nhưng ông vẫn hy vọng vào một ngày không xa. Đức Chúa Trời sẽ ban một Nhánh Công Bình, Ngài sẽ là một vị vua khôn ngoan cai trị trong sự công bình (23:5).

                Trong suốt những năm thi hành chức vụ trên đất, Chúa Giê-xu thấy dân sự như chiên không có người chăn (Ma-thi-ơ 9:36). Chúa Giê-xu tự xưng rằng Ngài là Người chăn hiền lành (Giăng 10:10). Bạn đang có một Đấng chăn dắt cuộc đời mình. Hãy theo Ngài, Đấng chăn hiền lành có thể giúp bạn hôm nay với những nhu cầu cụ thể nào?

 
David Coldwell
Nguồn: cdnvn.com

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2016

Chúa hay thương xót

CHÚA HAY THƯƠNG XÓT

              Kinh Thánh: Giê-rê-mi 3:12

              Hãy đi, xây về phía Bắc, rao lên những lời này: Đức Giê-hô-va phán: Hỡi Y-sơ-ra-ên bội nghịch, hãy trở về. Ta sẽ không lấy nét mặt giận nhìn ngươi đâu, vì Ta hay thương xót, Ta chẳng ngậm giận đời đời, Đức Giê-hô-va phán vậy.

              Giê-rê-mi bảo dân sự phải ăn năn. Nhiều người có thể đã không chấp nhận sứ điệp này vì họ nghĩ họ đã ăn năn rồi. Giê-rê-mi giảng trong suốt đời vua Giô-si-a trị vì (3:6). Và vua Giô-si-a đã dẫn dân sự quay về cùng Đức Giê-hô-va.

              Tuy nhiên, sự ăn năn của dân sự chỉ là bề mặt và giả dối. Dân Giu-đa bất trung chưa hề trở về cùng Đức Giê-hô-va với tấm lòng chân thật (3:10): Dân tộc này chỉ giả vờ ăn năn mà thôi.

              Dân tộc Giu-đa đã bán mình cho hình tượng giống như một kỹ nữ (3:8). Giu-đa đã làm ô uế đất qua sự thờ phượng tà dâm với các thần bằng gỗ và đá của mình (3:9). Giu-đa còn phạm tội nặng hơn dân Y-sơ-ra-ên (3:11) mà dân Y-sơ-ra-ên thì đã bị Ngài trừng phạt rồi .

              Hơn 100 năm trước, vua A-si-ry đã đến bắt dân Y-sơ-ra-ên đi phu tù (2CácVua 17.6). Chỉ dân Giu-đa còn ở lại (2Các Vua 17:18). Trước sự hiện diện của người Giu-đa, Giê-rê-mi kêu gọi dân Y-sơ-ra-ên đang bị phu tù ở phía Bắc hãy ăn năn.

              Dân Giu-đa lẽ ra phải học cho mình bài học quý báu về sự thương xót của Đức Giê-hô-va qua những bài giảng của Giê-rê-mi. Nếu Ngài có thể bày tỏ lòng thương xót dân Y-sơ-ra-ên đang bị tản lạc, là những người hắn nhiên đang ở dưới sự đoán phạt của Ngài, thì Ngài cũng có thể bày tỏ sứ thương xót trên dân Giu-đa.

              Khi một dân tộc ở dưới sự thương xót của Đức Giê-hô-va, có nghĩa là họ không đang phạm tội cùng Ngài. Ngài đã rút cơn thạnh nộ khỏi họ. Sống trong sự thương xót của Ngài là nơi an toàn cho bạn và tôi.

              Đức Chúa Trời có toàn quyền bày tỏ sự thương xót của Ngài cho bất cứ ai Ngài muốn. Nếu Ngài không có quyền này thì không ai có thể nhận được sự thương xót.

              Bạn không xứng đáng với sự thương xót của Ngài và bạn cũng không thể làm gì để nhận sự thương xót ấy.

              Bạn có đang tăng trưởng trong sự hiểu biết sâu rộng về sự thương xót của Chúa? Bạn có nhận ra rằng Ngài có quyền tái sanh đời sống bạn tùy theo sự thương xót lớn lao của Ngài (1Phi-e-rơ 1:3)?  Hãy đến trước ngôi của Ngài và tiếp nhận sự thương xót Ngài ban cho bạn (Hêb 4:16).

              Sự thương xót của Chúa có ý nghĩa thế nào đối với bạn?

 
David Coldwell
Nguồn: cdnvn.com

Thứ Tư, 23 tháng 11, 2016

Lòng giả dối

 LÒNG GIẢ DỐI

                 Kinh Thánh: Giê-rê-mi 3:10

                 Dầu vậy em gái quỷ quyệt nó là Giu-đa cũng chẳng trở về cùng Ta cách hết lòng, chẳng qua là giả dối, Đức Giê-hô-va phán vậy.

                 Giu-đa và Y-sơ-ra-ên là hai dân tộc như chị em. Y-sơ-ra-ên đã bị chinh phục và tan lạc khắp nơi. Đức Giê-hô-va đã đến Giu-đa như người em không trung thành của Y-sơ-ra-ên. Nếu dân Y-sơ-ra-ên xứng đáng chịu đoán phạt thì Giu-đa còn xứng đáng bội phần.

                 Giê-rê-mi giảng rằng Y-sơ-ra-ên ương ngạnh còn ít tới hơn Giu-đa bất trung (3:11). Giu-đa không chịu học từ những sai lầm của Y-sơ-ra-ên. Giu-đa đã phạm tội tệ bạc cùng Đức Giê-hô-va bởi sự thờ phượng hình tượng hư không.

                 Y-sơ-ra-ên không che đậy tội lỗi mình. Y-sơ-ra-ên đã phạm tội cách công khai.

                 Ngược lại, Giu-đa lại phạm tội cách giấu giếm. Giu-đa cho giả vờ quay lại với Đức Giê-hô-va. Đằng sau sự ăn năn của dân Giu da không hề có sự chân thật. Họ phạm một tội lớn hơn đó là tội giả hình.

                 Vua Giô-si-a dùng hết khả năng mình để mang dân sự trở về cùng Đức Giê-hô-va. Ông đã hủy phá các hình tượng, sửa lại đền thờ, cho dọc Kinh Thánh trước mặt mọi người, và tổ chức Lễ Vượt Qua. Bởi vì ông là vua nên mọi người đều tuân theo. Trong suốt những năm cai trị còn lại của đời vua Giô-si-a, dân sự đi theo Đức Giê-hô-va (2Sử Ký 34:33). Vua Giô-si-a ra lệnh cho họ làm vậy, nhưng họ không thật sự muốn hầu việc Đức Giê-hô-va.

                 Mặc cho những nỗ lực của vua Giô-si-a trong việc dẹp bỏ các hình tượng, Giê-rê-mi vẫn thấy những tạc tượng của các thần ngoại bang ở khắp nơi. Nhà vua chỉ có thể dẹp được mỗi nơi một lần, vì vậy dân sự có thể giấu các thần tượng của họ không cho vua thấy.

                 Vua Giô-si-a đã làm gương cho dân sự thấy một vua tin kính nên sống như thế nào. Sự vâng lời của ông đối với Đức Giê-hô-va là chân thật. Ông đã hết lòng, hết linh hồn, hết sức mà theo Ngài (Các Vua 23:25).

                 Để có được sự gần gũi với Chúa, phải để Ngài cai trị tấm lòng của Bạn. Nếu bạn để sự lừa dối trong lòng mình, mối thông công của bạn với Ngài sẽ trở nên nhạt nhẽo. Nếu bạn giả vờ rằng mối thông công của bạn đang mật thiết hơn sự thật, bạn đang bắt chước dân Giu-đa bất trung.

                 Hãy viết lời cầu nguyện của bạn ra giấy, xin Chúa tra xét và loại bỏ sự lừa dối khỏi lòng bạn.

 
David Coldwell
Nguồn: cdnvn.com

Thứ Hai, 21 tháng 11, 2016

Học từ sự kiện

HỌC TỪ SỰ KIỆN

                 Kinh Thánh: Giê-rê-mi 3:6, 7

                 Đường đời vua Giô-si-a, Đức Giê-hô-va phán cùng tôi rằng: Ngươi có thấy điều mà Y-sơ-ra-ên, là dân bội nghịch, đã làm chăng? Nó đã lên mỗi núi cao, đến dưới mỗi cây xanh, mà hành dâm án đó. Ta từng nói rằng: sau khi nó đã làm hết mọi sự ấy, sẽ trở về cùng Ta. Nhưng nó không trở về. Em gái quỷ quyệt nó, là Giu-đa, chẳng sợ sệt chi, nhưng nó cũng cứ đi hành dâm.

                 Vua Giô-si-a cải cách toàn bộ cơ chế tôn giáo của cả nước. Ông cố đem dân Y-sơ-ra-ên trở về cùng Đức Chúa Trời. Vì ông là vua, không ai dám chống cự. Dân sự đã ủng hộ cuộc cải cách của ông theo hình thức, nhưng thật ra hầu hết họ đều một lòng theo hình tượng mà cha và ông nội gian ác của vua Giô-si-a đã thờ phượng.

                 Dân Giu-đa đã chứng kiến những điều xảy ra với dân Y-sơ-ra-ên (3:7). Đức Giê-hô-va đã đoán phạt dân Y-sơ-ra-ên. Ngài đã dùng dân A-si-ry để đánh chiếm và làm tan lạc dân Y-sơ-ra-ên vì không trung thành cùng Ngài.

                 Họ không trung thành với Ngài vì đã chọn cho mình sự thờ phượng hình tượng. Họ đã để cho việc thờ phượng hình tượng lan tràn trong toàn dân Y-sơ-ra-ên. Hình tượng có mặt trên các nơi cao và dưới mỗi cây xanh.

                 Dân Giu-đa đều đã thấy tội lỗi và hậu quả của tội lỗi. Họ đã chứng kiến Đức Giê-hô-va phế truất dân Y-sơ-ra-ên thể nào vì sự thờ lạy các thần khác. Tuy nhiên, dân Giu-đa dường như không nao núng. Họ không nghĩ những điều tương tự sẽ xảy đến nếu họ dâng mình thờ phượng các thần tượng. Giê-rê-mi đã cảnh báo họ bằng cách gọi hình tượng của họ là "kỹ nữ" và "tà dâm". (3:8, 9).

                 Vua Giô-si-a muốn dân Giu-đa trở về cùng Đức Giê-hô-va. ông bắt đầu tìm cầu Ngài khi mới 16 tuổi. Vì Đức Giê-hô-va hành động trong lòng ông, nên vua Giô-si-a đã nhận ra sự gớm ghiếc của hình tượng. Khi vua Giô-si-a 20 tuổi, ông bắt đầu hủy phá hình tượng trong toàn cõi Giu-đa (2Sử Ký 34:1-4). Một năm sau, Đức Giê-hô-va đã kêu gọi Giê-rê-mi vào chức vụ (1:1).

                 Chúa Giê-hô-va đã dùng hai sự kiện lịch sử trọng đại để hối thúc dân Giu-đa quay trở lại cùng Ngài. Ngài đã dạy họ qua (1) sự cải cách của vua Giô-si-a và (2) dân Y-sơ-ra-ên bị đoán phạt. Lẽ ra dân sự nên rút cho mình những bài học qua hai sự kiện trên.

                 Nhưng sự kiện cụ thể nào Đức Chúa Trời đã dùng để dạy dỗ hay cảnh tỉnh bạn?

 
David Coldwell
Nguồn: cdnvn.com

Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2016

THÔNG BÁO: Nội dung 2 bài hát lễ Giáng Sinh 2016 của B.TTN

THÔNG BÁO:
Nội dung 2 bài hát lễ Giáng Sinh 2016 của B.TTN

            Năm nay, BĐH Thanh Thiếu niên phối hợp cùng Ban Âm nhạc sẽ tiến hành tập hát chuẩn bị cho lễ Giáng Sinh 2016 (các ngày CN 4, 11 và 18/12/2016) với 2 bài hát bên dưới. Tổ Truyền thông đã dán link tải về, các bạn Thanh Thiếu niên có thể tải file về máy (Word và PDF) tùy nghi sử dụng.

  

1. Bài hát lễ 1 (tối T7, 24/12): ÔI ĐÊM VUI TRẦN THẾ


2. Bài hát Lễ 2 (sáng CN 25/12): HÁT CÂU CA MỪNG

Tải file Word về TẠI ĐÂY:

Tải file PDF về TẠI ĐÂY:

Tác giả bài viết: BĐH Thanh Thiếu niên 2016
Hỗ trợ kỹ thuật: contact.bbtqt@gmail.com   
Bài viết được bảo vệ bản quyền bởi DMCA - Hoa Kỳ.

Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2016

Đầy Tớ hay Tôi Mọi?

Đầy Tớ hay Tôi Mọi?

                Giê-rê-mi 2:14-17

                14 Y-sơ-ra-ên là đầy tớ, hay là tôi mọi sanh trong nhà? Vậy sao nó đã bị phó cho sự cướp? 15 Các sư tử con gầm thét, rống lên inh ỏi nghịch cùng nó, làm cho đất nó thành ra hoang vu. Các thành nó bị đốt cháy, không có người ở nữa. 16 Con cháu của Nốp và Tác-pha-nết cũng đã làm giập sọ ngươi.

                17 Mọi điều đó há chẳng phải xảy ra cho ngươi vì đã lìa bỏ Giê-hô-va Đức Chúa Trời mình, khi Ngài dắt ngươi trên đường sao?
                Câu gốc: “Y-sơ-ra-ên là đầy tớ, hay là tôi mọi sanh trong nhà? Vậy sao nó đã bị phó cho sự cướp?” (câu 14).

                Câu hỏi suy ngẫm: Địa vị của người Israel trước mặt Đức Chúa Trời là gì? Người Israel phải đón chịu hình phạt như thế nào? Tại sao họ phải chịu như vậy? Bạn biết mình có địa vị nào sau khi tin nhận Chúa?

                Sau khi nêu bật những tội ác của dân Chúa, Chúa đã nêu ra một câu hỏi: “Y-sơ-ra-ên có phải là một nô lệ hay một đầy tớ được sinh ra trong nhà chủ không? Vậy tại sao nó lại bị cướp đoạt?” (câu 14 BTTHĐ). Đây là dạng câu hỏi không chờ đợi câu trả lời. Vì sao? Vì từ khi người Israel được lãnh tụ Môi-se dẫn dắt ra khỏi xứ Ai Cập, cũng là lúc họ chấm dứt kiếp sống nô lệ, được hoàn toàn tự do trong Chúa. Câu 3 xác nhận người Israel không phải là đầy tớ, cũng chẳng phải là tôi mọi mà là tuyển dân của Đức Chúa Trời, một địa vị rất cao trọng. Thế nhưng tại sao họ lại bị phó cho những nước khác chiếm đoạt lấy? (câu 14b). Một thực trạng rất thảm hại: đất hoang vu không người ở, thành bị đốt cháy, bị kẻ thù sỉ nhục (câu 15-16). Tuyển dân Đức Chúa Trời phải đón nhận hình phạt kinh khiếp này không phải vì lực lượng quân sự của họ yếu ớt, vũ trang không tối tân, bèn là vì họ đã phạm tội lìa bỏ Đức Chúa Trời, nên Ngài đã phó họ cho những dân tộc thù nghịch xung quanh như Ai Cập, A-si-ri. Đáng ra người Israel là tuyển dân của Chúa, họ phải được Đức Chúa Trời chăm sóc, bảo vệ, che chở. Thế nhưng họ phải gánh chịu những điều như thế, tất cả là do sự chọn lựa của họ. Thay vì lựa chọn trung tín thờ phượng Chân Thần, họ lại mong muốn được giống với các dân tộc chung quanh, muốn tự mình tìm con đường chân lý cho mình, và đây là kết quả của những điều họ đã quyết định trong quá khứ.

                Chúng ta có phải là tôi mọi hay đầy tớ trong Nhà Đức Chúa Trời? Không. Chúng ta chẳng phải đầy tớ cũng chẳng phải tôi mọi, bèn là con cái của Ngài (Giăng 1:12), và là bạn hữu của Ngài (Giăng 15:15). Đây là địa vị vô cùng cao trọng. Là con, chúng ta được Chúa yêu thương, chăm sóc. Là bạn hữu, chúng ta được Chúa bày tỏ những điều về chính Ngài, những điều Ngài muốn chúng ta thay đổi, những điều Ngài muốn chúng ta thực hiện. Thế nhưng, có bao giờ trong cuộc sống, chúng ta quên mình là con Chúa, là bạn hữu của Ngài để rồi có những quyết định và hành động không theo ý muốn Chúa, không làm sáng Danh Ngài, làm cho Ngài buồn lòng? Gương của người Israel vẫn còn đó, hãy sống xứng đáng với địa vị Chúa ban cho chúng ta.

                Hãy chân thành tra xét lòng mình, bạn tự nhận mình đang ở vai trò nào trước mặt Đức Chúa Trời?
                Cầu nguyện: Lạy Đức Chúa Trời kính yêu! Xin giúp con luôn ý thức địa vị của mình là con và là bạn hữu của Ngài, để luôn có những suy nghĩ, hành động hài lòng Chúa.

Nguồn: httlvn.org

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2016

Thông báo V/v TĂNG CƯỜNG TƯ LIỆU ẢNH CHO CÁC BAN NGÀNH


- Nhận thấy từ thời gian thành lập Hội Thánh cho đến nay đã hơn 24 năm nhưng ảnh sinh hoạt của các ban ngành còn quá ít, không đủ để làm phim tư liệu hoặc các mục đích khác.

- Nhằm bổ sung nguồn tư liệu cho các thước phim kể về những bước chân gieo giống Tin Lành tại Tân Nghĩa, những bước ngoặt quan trọng cùng những bước phát triển của HT Chúa tại đây phục vụ cho Phóng sự HỘI THÁNH TIN LÀNH TÂN NGHĨA 25 NĂM - 1 CHẶNG ĐƯỜNG (2 tập).

     Nay, Ban Biên tập & Quản trị thông báo đến Quý Mục sư, Mục sư Nhiệm chức, Truyền đạo, Nữ Truyền đạo; Quý Quả phụ Mục sư, Mục sư Nhiệm chức, Truyền đạo, Nữ Truyền đạo, Truyền đạo tình nguyện và BĐH các ban ngành là những ai đã hoặc đang sinh hoạt tại HTTL Tân Nghĩa vui lòng gửi các ảnh sinh hoạt câc ban ngành tại Hội Thánh về mail: contact.bbtqt@gmail.com để chúng tôi tổng hợp. Những đóng góp của Quý vị sẽ là nguồn thông tin quý báu cho chúng tôi.

Trân trọng cảm ơn!

Tác giả bài viết : BBT&QT website.

Thứ Tư, 16 tháng 11, 2016

Cha và Bạn

CHA VÀ BẠN

                Kinh Thánh: Giê-rê-mi 3:4, 5

                Từ nay về sau ngươi há chẳng kêu đến Ta rằng: "Hỡi Cha tôi, Ngài là mãi mãi và nuôi cơn thanh nộ đền cuối cùng sao? Này, ngươi dầu nói như vậy, mà cung cứ phạm tội, theo lòng mình muốn.

                Khi còn thi hành chức vụ trên đất, Chúa Giê-xu đã dạy các môn đồ Ngài cầu nguyện với Đức Chúa Trời là Cha. Hãy nhớ rằng “Cha” là một danh xưng dành cho Đức Chúa Trời, và danh xưng này không chỉ xuất hiện trong Tân Ước. Giê-rê-mi đã giảng rằng thậm chí những người lui đi trong đức tin vào thời của ông cũng gọi Đức Chúa Trời là Cha.

                Họ thối lui trong đức tin vì đã xa cách Đức Chúa Trời và quay sang thờ lạy hình tượng. Thậm chí họ còn gọi một số vị thần là cha (2:27). Trong những câu trước của bài giảng, Giê-rê-mi đã nói lời nghiêm khắc của Chúa khi phơi bày cách sống của họ.

                Ai nấy đều hướng về những đỉnh đồi và làm mọi điều gian ác theo khả năng của họ. Trên mỗi đồi nỗng những kẻ lui đi trong đức tin đã cúi mình thờ lạy hình tượng. Họ chờ đợi những thần tượng  này như những kỹ nữ ngồi đợi khách bên đường. Họ như những kẻ trộm chờ sẵn trong sa mạc xem ai có đi qua đặng cướp bóc. Họ đã làm ô uế đất, và biến chính mình trở thành kỹ nữ cho các thần tượng (3:2).

                Vì đời sống gian ác của họ, Chúa đã không ban mưa xuống trên đất. Các nguồn nước không đổ trên đất, nhưng dân sự vẫn không chịu nhận lấy sự dạy dỗ từ những cơn hạn hán. Giê-rê-mi nói rằng họ cứng cổ như những kỹ nữ. Họ không biết xấu hổ về những việc mình làm (3:3).

                Dân sự vẫn mong đợi mưa. Họ nghĩ rằng Đức Giê-hô-va có thể đã không ban xuống vì Ngài không vui lòng về họ. Họ nghĩ rằng bất cứ cơn thanh nộ thiên thượng nào cũng chỉ tạm thời thôi.

                Họ muốn cả hai, họ muốn kêu cầu những thần tượng ban mưa xuống nhưng cũng muốn Đức Giê-hô-va là Cha và bạn của họ. Họ đã sai. Họ dâng những lời cầu nguyện hoa mỹ cho Chúa nhưng lòng đầy gian ác. Những việc làm gớm ghiếc của họ đến từ tâm trí gian ác. Họ không hề ăn năn thật.

                Trái lại, Cơ Đốc nhân thật nói những điều chân thật trong lòng khi họ gọi Đức Chúa Trời là Cha và là bạn của họ. Đừng đợi đến cơn hạn hán kế tiếp. Hãy đến gần với Ngài ngay hôm nay.

                Sự kiện nào gần đây nhất đã làm mạnh mẽ niềm tin của bạn, minh chứng rằng Đức Chúa Trời vừa là Cha vừa là bạn của bạn?

 
David Coldwell
Nguồn: cdnvn.com

ONLINE

QUỐC GIA TRUY CẬP

Flag Counter

Khách viếng thăm (Visitors)

Flag Counter

THỐNG KÊ BÀI VIẾT VÀ COMMENT

Tổng số lượt xem trang từ 23-05-2015

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác do Hội Thánh Tin Lành Tân Nghĩa quản lí mà không ghi rõ nguồn https://httltannghia.blogspot.com là vi phạm bản quyền!