Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2019

LHD Quý 4-2019 Ban TTN (Cập nhật vào CN 29/09/2019)


          Ban Hướng dẫn Thanh Thiếu Niên HTTL Tân Nghĩa thông báo đến các ban viên nội dung Chương trình sinh hoạt Quý 4 năm 2019 như sau:



Tải file về tại đây:

Bên cạnh tinh thần tham gia và cầu nguyện cho chương trình sinh hoạt Ban Thanh Thiếu niên hàng tuần, trong năm 2019 xin Quý anh chị em dành vài phút để tiếp tục cầu nguyện cho những vấn đề sau:

A. HỘI THÁNH:

1. Xin Chúa cứu dân tộc Việt Nam nói chung và người dân vùng đất Tân Nghĩa nói riêng được trở về cùng Chúa.
2. Cầu xin Chúa ban phước trên chức vụ của Mục sư Quản nhiệm, Ban Chấp sự - Trị sự để ai nấy đều có sức khỏe, có tinh thần hầu việc Chúa hết lòng, sẵn sàng chu toàn trách nhiệm Chúa giao phó. Có đường hướng lãnh đạo đúng đắn, giúp Hội Thánh Chúa tại Tân Nghĩa phát triển.
3. Cầu nguyện cho vấn đề Truyền giảng mở rộng Hội Thánh trong những tháng cuối năm 2019. Đặc biệt là CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN GIẢNG MỞ RỘNG HỘI THÁNH. Xin Chúa cho có nhiều Thân hữu tham dự, nhiều người bằng lòng tiếp nhận Chúa và sinh hoạt với Hội Thánh.
4. Cầu nguyện cho Quý Tín hữu trong Hội Thánh trung tín trong sự nhóm lại, học Kinh Thánh, Dâng hiến và Cầu nguyện. Hội Thánh hiệp một trong niềm tin, giúp đỡ nhau xây dựng Hội Thánh vững mạnh.

B. BAN NGÀNH:

5. Cầu nguyện cho Trưởng ban có một nếp sống tin kính Chúa, làm gương cho Ban Điều hành và các ban viên còn lại, giúp các ban viên có đời sống đức tin mạnh mẽ.
6. Cầu nguyện cho Ban Âm nhạc vì số lượng quá ít mà nhu cầu thì lại quá nhiều. Xin Chúa cho các em trung tín trau dồi kỹ năng, dâng ân tứ để phục vụ Chúa.
7. Cầu nguyện cho những anh em đang thiếu vắng trong Sinh hoạt B.TTN. Trước khó khăn của Hội Thánh, xin Chúa cho các bạn có đức tin vững vàng, cùng khích lệ nhau thêm lòng yêu mến Chúa. Chúa chúng ta là Đấng Quyền năng và Thành tín, Ngài chẳng lìa bỏ Hội Thánh của Ngài.

A-MEN!




Tác giả bài viết: BHD Thanh Thiếu niên 2019

Thứ Hai, 2 tháng 9, 2019

Lễ Dâng Con - Nguyễn Lê Bảo Khang (Cha: Nguyễn Dương - Mẹ: Lê Thị Mỹ Hiếu)


Sáng Chúa nhật 01.09.2019, tại Nhà thờ Tin Lành Tân Nghĩa, gia đình anh Nguyễn Dương và cô Lê Thị Mỹ Hiếu đã đem con là Nguyễn Lê Bảo Khang lên dâng cho Đức Chúa Trời Ba ngôi cùng lời tuyên hứa trước sự chứng kiến của Chúa và Hội Thánh.

Cử hành Mục vụ: Mục sư Lê Văn Tiến - Quản nhiệm Hội Thánh

Cũng trong chương trình Thờ phượng, Gia đình Thanh Thiếu niên dâng lời ca ngợi Chúa qua bài Thánh ca 716 - Vâng Theo Chúa.

Link Youtube: 

Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2019

Thông báo: Đã sửa lỗi không thể tải file


Vừa qua, Trang dữ liệu Âm nhạc trực tuyến trên website bị lỗi không thể tải file. Tổ Quản trị đã khắc phục lỗi, Quý Hội Thánh có thể truy cập bình thường kể từ ngày 01-09-2019.


Nay thông báo!

Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2019

Truyện Ngắn Cơ Đốc: Hoa Trinh Nữ

Vân hay sang nhà bà cụ mỗi tối, chỉ để chơi với cụ cho đỡ buồn, hoặc có khi làm giúp cụ những việc vặt vãnh thường nhật. Cụ đã già rồi. Vũ là đứa con trai duy nhất của cụ lập nghiệp luôn trên thành phố từ hơn mười năm nay không về. Đêm nay cũng vậy, Vân lại sang khi trời đã chập choạng tối. Vẫn ngồi ở chiếc ghế mây cũ, giọng bà cụ trầm buồn:
– Ngày mai, thằng Vũ nhà bác sẽ về luôn, không xuống lại thành phố nữa.

Vân nghe như có một tảng đá vừa đè nặng lên ngực mình. Suốt cả buổi tối, cuộc trò chuyện giữa Vân và bà cụ không đâu vào đâu. Vân lặng lẽ ra về.

Đêm nay, Vân đã quỳ gối cầu nguyện rất lâu, lâu hơn những đêm khác. Dường như Vân đã khóc. Đến gần nửa đêm Vân vẫn không sao ngủ được. Vân nghĩ đến ngày mai. Chắc chắn anh sẽ dẫn một cô gái nào đấy trên thành phố về. Nghĩ đến đấy Vân lại chạnh lòng, bất giác đưa hai tay lên vuốt mặt. Vân nhắm mắt lại, cố dỗ mình vào giấc ngủ, miệng Vân lẩm nhẩm: “một con cừu, hai con cừu, ba con cừu…” đếm cả bầy cừu mà hai mắt Vân vẫn mở thao láo…

Sáng, Vân trở dậy từ rất sớm, Như một thói quen hằng ngày, Vân dành thời gian tỉnh nguyện. Vân tĩnh nguyện xong thì mặt trời cũng vừa nhô lên. Vân kéo tấm rèm cửa màu tím, tấm rèm mà Vũ mua từ phố cổ Hội An về cho Vân. Vũ có thói quen mỗi lần đi xa hay mang về cho Vân một món quà có màu sắc Vân yêu thích. Những tia nắng ấm nhẹ nhàng tràn qua khung cửa sổ. Cảm nhận được cơ thể mình có chút nắng ấm, khoác thêm chiếc áo voan mỏng màu tím, Vân bước ra khu vườn.

 Cơn gió nhẹ buổi sáng làm mái tóc Vân khẽ đong đưa, rồi đổ bồng bềnh ngang đôi bờ vai thanh thoát. Vân đứng nhìn khu vườn rộng của mình. Những cây hoa mười giờ nở rộ làm tím cả một dải đất rộng mỗi khi mặt trời lên cao. Những chậu dạ yên thảo cũng bừng lên sắc tím thủy chung đằm thắm. Mắt Vân hướng về phía cuối vườn, nơi có những cây hoa trinh nữ mà Vũ đã tự tay trồng. Vân như lặng người đi, bước lại gần nhìn những bông hoa đang e ấp nép mình dưới nắng. Vân thấy lòng nhói đau. Ký ức cứ ùa về như mới ngày hôm qua.

Nhà Vũ sát vách nhà Vân, nên hai nhà đi chung một con ngõ. Con ngõ mà tuổi thơ hai đứa đã từng chơi trốn tìm, chơi ô ăn quan, chơi nhảy lò cò ở đấy. Nhà Vân có khu vườn rộng hơn nên Vũ hay sang đấy mượn nơi góc vườn làm không gian cho riêng mình. Vũ thường ngồi trên chiếc chõng tre kê ở góc vườn, đó là nơi Vũ chọn để ngồi đọc Kinh Thánh, hay học bài mỗi khi anh về nhà. Có khi lại ngồi đấy soạn bài học để dạy thiếu nhi, và có khi Vũ cũng chăm chú ngồi ngắm Vân tưới từng chậu hoa tím. Và cũng ở khu vườn này đã chứng kiến tình bạn, rồi tình yêu của đôi bạn hàng xóm giữa Vân và Vũ.

Một buổi chiều mùa Hạ, một buổi chiều rất đẹp, những tia nắng như rót mật vàng ươm trải rộng trên khu vườn. Đó là hôm mà Vũ chuẩn bị lên thành phố nhập học. Vũ đã ngồi ở chiếc chõng tre đó đến tận khuya. Vân như vẫn còn nghe mùi oải hương của đêm hôm ấy thoang thoảng đâu đây. Giọng anh hôm ấy vẫn ấm áp lắm:
– Đợi anh về cùng em chăm sóc vườn hoa tím này em nhé, và chúng ta cùng chăm sóc và dạy dỗ lũ trẻ trên nhà thờ. Anh đi học, em ở nhà gánh luôn việc của anh đấy. Cố lên nhé cô gái…!

Làm sao Vân có thể quên được khoảng thời gian đó, khoảng thời gian có Vũ bên cạnh, kí ức vẫn giòn tan như mới ngày hôm qua. Vũ bảo khi trở thành bác sĩ rồi, anh sẽ trở về cưới Vân. Ngày Vũ đi, công việc Trưởng Ban thanh niên của Vũ tạm giao lại cho người khác đảm nhiệm.

Vân tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm tỉnh nhà rồi về dạy ở trường cấp II trong xã, vẫn đợi Vũ còn vài năm nữa mới mặc được chiếc áo Blouse trắng.

 Một ngày tháng Mười, bão đổ vào miền Trung, vườn hoa sau nhà xác xơ gãy. Gió thốc lên từng hồi. Vân đóng hết các cánh cửa để ngăn từng cơn gió đang đổ vào. Bão lớn. Mất điện. Căn nhà tối om, Vân thắp ngọn đèn dầu leo lét để giữa nhà. Đó cũng là một buổi chiều sau những tháng ngày trên giảng đường đại học của Vũ. Vũ ngồi rất lâu trên chiếc ghế đẩu ở nhà Vân, trầm mặc. Ánh sáng leo lét của ngọn đèn dầu hắt ra không đủ để Vân nhìn thấy mặt Vũ. Vũ thì vẫn lặng yên. Vân có thói quen luôn tôn trọng những khoảnh khắc ấy của anh. Vì Vân biết, có đôi lúc anh đến, chỉ nằm trên chiếc chõng tre kê ở góc vườn, đọc hết cuốn sách rồi về. Lúc khác anh đến, lại ôm đàn qua ngồi chơi vài bản Thánh ca anh yêu thích. Rồi cũng có lúc khác, một mình anh đứng nơi góc vườn tự tập dẫn chương trình khi anh sắp phải đảm nhiệm chương trình thông công của Ban. Những lúc ấy, Vân vẫn để anh tự nhiên, Vân đã quen rồi với hình dáng và từng khoảnh khắc ấy của Vũ. Chiều hôm đó cũng vậy, Vân tưởng chừng như tất cả mọi thứ đều như tĩnh vật, như những bức tranh được ai để đấy cả ngàn năm. Bất chợt giọng Vũ run run:
– Anh không về quê mình làm việc được em à, anh ở lại thành phố.

Vân như không tin vào tai mình, từ thuở yêu nhau, anh vẫn luôn nói tốt nghiệp y khoa anh sẽ về lại miền núi Trà My, không phải chỉ để làm việc, mà bởi anh được sinh ra ở đó, tình yêu quê hương vẫn chảy trong người anh, và cũng bởi ở đó có người con gái anh yêu. Vân nước mắt rưng rưng, buông lời nặng nề:
– Bệnh viện huyện không đủ điều kiện để anh làm việc sao?

Anh không giải thích gì, chỉ cúi đầu:
– Xin lỗi em.

Vũ về rồi, Vân thả mình xuống chiếc ghế như vô định, nhìn ra ô cửa kính trắng xóa, gió rít lên từng cơn, cây cối xô nhau ngã. Vân thấy bão trong lòng mình cũng cuồn cuộn như cơn bão ngoài kia.

Từ đó Vũ không còn qua nhà Vân nữa, không ghé thăm khu vườn. Một mình Vân ra vào khu vườn với mấy khóm hoa tím ngắt. Từ ngày vắng Vũ, Vân thấy những bông hoa tím sao ảm đạm, chẳng còn toát lên vẻ đằm thắm mặn mà. Và Vân hiểu, mình đã mất đi thứ gì đó trong lòng.

Vân thấy mình như một con ngốc, Vũ đã tốt nghiệp loại giỏi, Vũ đời nào về lại xứ núi này. Như mấy đồng nghiệp của Vân ở dưới phố, cứ lên dạy trên quê Vân được vài năm, có kinh nghiệm, hay được là giáo viên giỏi rồi thì xin chuyển hết về phố, có ai gắn bó lâu dài với miền núi này đâu. Vân cười nhạt, tình yêu của Vân thì có là gì?

Mặt trời đã lên cao, Vân nghe có tiếng xe hơi đỗ đầu ngõ. Con ngõ đi chung cho nhà Vũ và cả nhà Vân. Vũ đã về. Vân thấy lòng mình ngỗn ngang rối bời. Vân đưa tay lên vuốt nhẹ vào ngực mình. Thoáng nghe có tiếng ồn ào bên sân nhà Vũ. Chắc là bà con chòm xóm đến mừng anh về, mừng một người con về lại với quê hương, và mừng vì miền đất núi nghèo này đã có một bác sĩ giỏi.

Vũ về. Vân không còn sang nhà bà cụ nữa, cũng không ghé mắt trông sang vào những buổi chiều. Còn Vũ, từ ngày trở về, Vũ cũng không sang thăm lại cô hàng xóm bé nhỏ. Thỉnh thoảng Vũ chỉ ghé mắt nhìn sang khu vườn của Vân. Sau bao năm trên phố, Vũ về nhà với một ông bác sĩ già. Ông bác sĩ ấy ở luôn trong nhà của anh.

Từ ngày có Vũ, bà con chòm xóm cứ ai ho, sổ mũi gì cũng chạy đến Vũ, anh rất nhiệt tình, lại cho thuốc không lấy tiền. Mỗi sáng Chúa nhật, sau giờ thờ phượng, anh luôn nán lại để khám bệnh và phát thuốc cho mấy cụ già trong Hội Thánh. Cuộc sống cứ nặng nề trôi qua như thế, như hai người chưa từng gặp lại nhau.

Đêm.

Trời mưa to, cả khu vườn rũ rượi. Lẫn trong tiếng mưa Vân nghe có tiếng nhiều người nói chuyện bên nhà Vũ. Lòng Vân bỗng dưng bồn chồn, mấy hôm nay bà cụ bệnh, Vân ngại không qua thăm. Đứng ngồi không yên, lòng như có lửa đốt, Vân bước vội ra cửa định qua nhà Vũ, nhưng rồi cô quay vào nhà và đóng cửa thật chặt. Mưa mỗi lúc một to, Vân kéo mền trùm kín đầu, lòng vẫn day dứt. Trời càng về khuya thì gió lại càng nổi lên ào ào. Bỗng Vân nghe có tiếng bước chân rất gần vào cửa nhà. Có tiếng gõ cửa nhẹ nhàng, tiếng gõ cửa mạnh hơn và dồn dập, có tiếng gọi lớn:
– Cô Vân ơi, cô Vân…!

Vân hồ nghi. Ai có thể gọi cửa Vân giờ này. Là Vũ ư? Không thể. Từ ngày Vũ về, biết bao ngày trời đẹp, nắng ấm, anh không sang thăm Vân, thì không cớ gì một đêm mưa gió bão bùng thế này anh lại sang. Vân thấy sợ, thân gái một mình. Tiếng gõ cửa mạnh hơn, lần này giọng người đàn ông thúc giục:
– Cô Vân ơi, Vũ nó muốn gặp…

Vân đưa tay tắt đèn, không kịp nghe hết câu nói của người đàn ông. Cả không gian chìm trong tối đen. Vân nằm một mình trăn trở và nghĩ đến bước chân lúc nãy ngoài cửa. Ngẫm lại Vân thấy, Vân ở quê đã hơn ba mươi năm, Vân hiểu bước chân ấy không phải chỉ đến trêu đùa mình. Vân rúc mình vào mền nhưng vẫn không sao ngủ được. Bất chợt, Vân nghĩ đến Vũ, tim cô như thắt lại đau đớn. Nước mắt cô cứ trào ra ướt cả gối. Vân nằm ở nhà mình nhưng tâm hồn cô để bên kia vách. Nơi có người cô yêu thương. Vân có cảm giác như ở bên nhà anh đang có chuyện gì đấy khủng khiếp lắm. Vân chợt hối hận, giá như lúc nãy Vân bình tĩnh để mở cửa. Vân như muốn lao ra giữa đêm tối đen, giữa cơn mưa đêm ấy để chạy về phía Vũ, nhưng những ngày qua, ánh mặt lạnh lùng của Vũ đã giữ cô lại. Đêm ấy, Vân đã thức trắng.

Sáng sớm hôm sau, chưa kịp tĩnh nguyện. Vân đã nghe có tiếng thút thít khóc bên nhà Vũ. Vân giật mình, không lẽ bà cụ đi thật rồi sao? Bệnh bà cụ nặng đến thế sao? Vân òa chạy sang nhà bà cụ. Vừa bước vào sân, ông bác sĩ già đã chạy ra cầm tay Vân vào nhà, bà cụ Hai mắt đỏ hoe ngồi ở chiếc ghế mây, hai tay chống trên cây gậy. Vừa nhìn thấy Vân, bà cụ khóc to hơn, giọng bà đứt quãng:
– Thằng Vũ nó đi rồi con ơi!

Rồi bà cụ ngất lịm, cái gậy văng xuống đất, ông bác sĩ già vội đỡ lấy bà cụ, lấy thuốc cho cụ uống. Vân đứng như vô hồn, không định thần được. Vân thấy trước mắt mình tối sầm. Vân vụt chạy, chạy thật nhanh về góc vườn nhà, nơi có những cây hoa trinh nữ Vũ trồng, Vân ngồi khóc.

Ngày đưa tang Vũ, mưa xả trắng cả một miền quê. Vân lững thững đi sau, không khóc, chân Vân như vô định từng bước tiễn Vũ đến nơi an nghỉ sau cùng trên đất này. Trên tay Vân ôm mấy cây hoa trinh nữ. Lễ tang vừa xong, mọi người ra về, Vân ngồi bên nấm mộ mới đắp của anh. Nhìn hình ảnh cây Thập tự gắn trên tấm bia của anh, Vân bật khóc. Ông bác sĩ già vỗ nhẹ lên vai cô:
– Vũ bị ung thư đã mấy năm nay, tôi là bác sĩ điều trị cho cậu ấy. Lẽ ra cậu ấy đã cưới vợ từ mấy năm trước nhưng từ khi biết cậu ấy bị ung thư, cô gái kia cũng bỏ mặc không quan tâm. Cậu ấy yêu một người không tin Chúa từ khi còn học Đại học. Cậu ấy không cho ai biết bệnh của cậu ấy kể cả bà cụ. Đêm qua trước lúc ra đi, cậu ấy nhờ tôi qua tìm cô. Thế nhưng…

Ông bác sĩ già yên lặng một lúc lâu, để mặc cho Vân khóc. Rồi ông tiếp lời:
  • Thực ra tôi cũng là Chấp sự chỗ Hội Thánh nơi cậu Vũ nhóm. Điều tôi mừng là cậu ấy vẫn giữ vững đức tin.
Rồi vị bác sĩ già ra về, chỉ còn lại mình Vân ngồi đấy với mái tóc rối bời. Vân lặng lẽ trồng mấy cây hoa trinh nữ lên mộ anh, ngồi hát mấy bản Thánh ca mà anh yêu thích.

Một thời gian sau, vào đầu mùa Hè, Vân dẫn các em thanh niên ra thăm mộ Vũ. Hôm ấy Vân đã mặc chiếc áo màu thiên thanh. Những cây hoa trinh nữ trên mộ Vũ đã nở rất nhiều hoa tím. Vân vui vẻ chào đón nó với một tâm trạng thanh thản, tươi vui. Vì Vân biết tình yêu Chúa luôn đổ đầy trên Vân. Nhìn ngôi mộ anh, Vân lại nhớ lời Chúa đã nói cùng với Ma-thê rằng “Ta là sự sống lại và sự sống, Người nào tin ta thì sẽ sống, mặc dầu đã chết rồi. Còn ai sống mà tin ta, thì sẽ không bao giờ chết”Giăng 11:25.

Tác giả: Huệ Đoàn
Tin bài: Phòng Truyền thông TLH

Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2019

LHD Quý 3-2019 Ban TTN


          Ban Hướng dẫn Thanh Thiếu Niên HTTL Tân Nghĩa thông báo đến các ban viên nội dung Chương trình sinh hoạt Quý 3 năm 2019 như sau:



Tải file về tại đây:

Bên cạnh tinh thần tham gia và cầu nguyện cho chương trình sinh hoạt Ban Thanh Thiếu niên hàng tuần, trong năm 2019 xin Quý anh chị em dành vài phút để tiếp tục cầu nguyện cho những vấn đề sau:

A. HỘI THÁNH:

1. Xin Chúa cứu dân tộc Việt Nam nói chung và người dân vùng đất Tân Nghĩa nói riêng được trở về cùng Chúa.
2. Cầu xin Chúa ban phước trên chức vụ của Mục sư Quản nhiệm, Ban Chấp sự - Trị sự để ai nấy đều có sức khỏe, có tinh thần hầu việc Chúa hết lòng, sẵn sàng chu toàn trách nhiệm Chúa giao phó. Có đường hướng lãnh đạo đúng đắn, giúp Hội Thánh Chúa tại Tân Nghĩa phát triển.
3. Cầu nguyện cho vấn đề Truyền giảng mở rộng Hội Thánh trong những tháng cuối năm 2019. Đặc biệt là CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN GIẢNG MỞ RỘNG HỘI THÁNH. Xin Chúa cho có nhiều Thân hữu tham dự, nhiều người bằng lòng tiếp nhận Chúa và sinh hoạt với Hội Thánh.
4. Cầu nguyện cho Quý Tín hữu trong Hội Thánh trung tín trong sự nhóm lại, học Kinh Thánh, Dâng hiến và Cầu nguyện. Hội Thánh hiệp một trong niềm tin, giúp đỡ nhau xây dựng Hội Thánh vững mạnh.

B. BAN NGÀNH:

5. Cầu nguyện cho Trưởng ban có một nếp sống tin kính Chúa, làm gương cho Ban Điều hành và các ban viên còn lại, giúp các ban viên có đời sống đức tin mạnh mẽ.
6. Cầu nguyện cho Ban Âm nhạc vì số lượng quá ít mà nhu cầu thì lại quá nhiều. Xin Chúa cho các em trung tín trau dồi kỹ năng, dâng ân tứ để phục vụ Chúa.
7. Cầu nguyện cho những anh em đang thiếu vắng trong Sinh hoạt B.TTN. Trước khó khăn của Hội Thánh, xin Chúa cho các bạn có đức tin vững vàng, cùng khích lệ nhau thêm lòng yêu mến Chúa. Chúa chúng ta là Đấng Quyền năng và Thành tín, Ngài chẳng lìa bỏ Hội Thánh của Ngài.

A-MEN!




Tác giả bài viết: BHD Thanh Thiếu niên 2019

Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2019

3 nguyên tắc nuôi dạy con cái thành công


Làm thế nào con cái có thể thành công trong cuộc sống nếu chúng không thấy bạn thành công? Đó là một câu hỏi mà mọi phụ huynh cần phải đặt ra, đặc biệt là liên quan đến hôn nhân của mình. Khi bạn xây dựng đời sống hôn nhân vững mạnh, thì gần như điều đó cũng đồng nghĩa với việc bạn nuôi dạy con cái nên người.
Dưới đây là ba nguyên tắc tôi tin rằng có thể dẫn đến thành công khi bạn nuôi dạy con cái:
Đầu tiên, bạn nên ưu tiên hôn nhân hơn là quá chú tâm vào con cái. Bạn đã bao giờ nghe một người đã kết hôn nói rằng, “không có gì quan trọng với tôi hơn những đứa con của tôi?”
Tôi nghe người ta nói điều đó khá thường xuyên, và tôi nghĩ rằng những bậc phụ huynh này rất cần phải thay đổi thứ tự ưu tiên của họ. Ưu tiên hàng đầu của bạn là Chúa. Ưu tiên thứ hai của bạn nên là hôn nhân. Thứ ba mới là con cái.
Hôn nhân hạnh phúc và vững bền là điều cốt lõi trong việc nuôi dạy nên con cái khoẻ khoắn và có trách nhiệm. Khi con bạn thấy rằng bạn hạnh phúc và được an ninh, thì chúng cũng cảm thấy hạnh phúc và được an ninh.
Tại sao? Vì con trẻ nhìn thấy mọi thứ. Chúng đón nhận căng thẳng trong mối quan hệ của bạn, ngay cả khi bạn không tranh cãi trước mặt chúng. Chúng nội tâm hóa sự căng thẳng đó, có thể làm tổn hại sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm lý của chúng. Vì vậy, hãy quan tâm đến hôn nhân của bạn trước.
Thứ hai, bạn phải hiệp nhất trong việc nuôi dạy con cái. Chúa Giê-xu cho biết một ngôi nhà mà tự thân nó chia rẽ sẽ không thể đứng vững được. Điều đó có nghĩa là bạn và người phối ngẫu của bạn phải thể hiện một mặt trận thống nhất trong việc nuôi dạy con cái của mình. Bạn không cần phải đồng ý về mọi thứ, nhưng đừng nên bày tỏ sự bất đồng trước mặt bọn trẻ. Bố không thể nói điều này trong khi mẹ lại nói khác.
Điều này có nghĩa là bạn phải kỷ luật theo cùng một cách. Cả hai bạn cần thể hiện mức độ tình cảm và sự quan tâm giống nhau. Và nếu bạn gặp khó khăn trong việc ra quyết định hoặc nuôi dạy con cái, đừng ngại đi tìm sự giúp đỡ từ bên ngoài.
Vợ chồng tôi đã làm như vậy trong một vài vấn đề nhất định liên quan đến việc nuôi dạy con cái. Chúng tôi đã gặp phải một vấn đề mà chúng tôi không thể tự giải quyết được. Khi đó, sự giúp đỡ đến từ bên ngoài trở nên rất quan trọng, góp phần làm nên sự thành công trong hôn nhân chúng tôi.
Cuối cùng, chúng ta phải hiểu rằng việc nuôi dạy con cái cần có đức tin. Điều này có nghĩa là trung tín với Đức Chúa Trời và tin cậy vào những lời hứa của Ngài.
Châm Ngôn 22:6 nói với các bậc phụ huynh “Hãy dạy cho trẻ thơ con đường nó phải theo; dầu khi nó trở về già, cũng không hề lìa khỏi đó.” Đây là một lời hứa đầy quyền năng. Chúa nói rằng nếu chúng ta “dạy” con cái mình một cách đúng đắn, khi chúng trưởng thành, chúng sẽ không lìa bỏ khỏi những điều chúng ta đã dạy dỗ chúng.
Chúng ta phải tin cậy Chúa rằng điều này sẽ trở nên hiện thực. Chúng ta cũng phải biết rằng dạy dỗ không chỉ là nói. Nó có nghĩa là thể hiện. Chúng ta dạy dỗ con cái bằng chính cuộc đời của chúng ta. Nó là một quá trình chuyển giao đầy đủ các giá trị, nhân cách, đời sống thuộc linh và những mục đích sống. bạn không thể nói phương cách của bạn qua quá trình này. Bạn phải sống bày tỏ nó ra.
Con cái chúng ta học cách đáp ứng với những tình huống nhất định, đối phó với những áp lực, yêu thương vợ/chồng khi chúng nhìn và học theo chúng ta.
Vì vậy, hãy ưu tiên hôn nhân của bạn. Hãy thể hiện một mặt trận thống nhất. Hãy dạy dỗ con cái bằng việc làm những điều đúng đắn, và tin cậy Chúa rằng con cái chúng ta sẽ học theo gương mẫu của mình. Có thể chúng ta sẽ phải đối diện với những thử thách trong tiến rình này, nhưng đó chính là cách mà chúng ta nuôi dạy những đứa trẻ nên người.
Hồng Nhung dịchNguồn: MarriageToday

Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2019

Lẽ Thật, Ngôi Lời, Kinh Thánh –Tại Sao Quyển Sách Này có Nhiều Tên Như Thế?

Quyển Sách Bán Chạy Nhất Trong Mọi Thời Đại

Nếu bạn sống như một người Mỹ trung bình, có lẽ bạn đang có một quyển Kinh Thánh. Theo nghiên cứu năm 2017 bởi Hội Kinh Thánh Mỹ, 87% người đáp ứng nói họ có ít nhất một quyển Kinh Thánh.
Sở hữu một quyển Kinh Thánh không phải là một hiện tượng mới lạ. Trong một bài viết trong tạp chí “Người Nữu Ước” năm 2006, phóng viên Daniel Radosh lưu ý: “Quan sát quen thuộc nhất cho thấy rằng Kinh Thánh là quyển sách bán chạy nhất trong mọi thời đại làm lu mờ một sự kiện đáng giật mình: Kinh Thánh là quyển sách bán chạy nhất trong năm, từng năm một”. Số lượng 20 triệu quyển Kinh Thánh được bán ra từng năm ở Hoa Kỳ làm nổi bật tầm quan trọng mà chúng ta đặt trên quyển sách bán chạy nhất này.
Thực sự là có nhiều cách người ta đề cập đến quyền sách đáng yêu này. Có lẽ bạn đã nghe quyển sách ấy được gọi là “Lẽ Thật” hay “Ngôi Lời” hoặc “Kinh Thánh”. Chúng ta hãy cùng nhau khám phá một số danh xưng đã được gán cho Quyển Kinh Thánh.

Kinh Thánh hay Quyển Sách Phước Hạnh

Tước hiệu “Kinh Thánh” ra từ chữ Hy Lạp “biblos” ý nói một quyển sách hay thư viện. Điểm phân biệt Kinh Thánh đối với các quyển sách khác và để nhận ra tầm quan trọng thuộc linh của quyển sách này, trang bìa quyển Kinh Thánh của bạn ghi là “Holy Bible” [Kinh Thánh]nghĩa là “Quyển Sách Phước Hạnh”.
Sau khi hiểu rõ gốc rễ Hy Lạp thay cho tiếng Anh “Bible” [Kinh Thánh] cũng đóng vai trò là nền tảng của việc xác định “Quyển Sách Phước Hạnh”. Kinh Thánh là “Quyển Sách Phước Hạnh” vì đây là một quyển sách chứa đựng Tin Lành, hay những tin tức tốt lành nói tới việc làm sao có được mối quan hệ với Đức Chúa Trời và một tương lai đời đời với Ngài trên Thiên Đàng.

Ngôi Lời (The Word)

Trong những ngày trước khi có điện thoại và truyền thông kỹ thuật số, nhận được một lời từ ai đó có nghĩa là bạn liên lạc hoặc thông tin từ một người bạn hoặc người thân thường ở dạng thư từ hoặc tin nhắn cá nhân. Kinh Thánh thường được đề cập đến là “Lời của Đức Chúa Trời” hay “Lời Chúa” vì đây là sự truyền đạt từ Đức Chúa Trời cho nhân loại tỏ ra Ngài là ai và làm thế nào để có mối quan hệ với Ngài.
Phần xác định phổ thông này cũng bắt rễ từ sự hiểu biết Kinh Thánh bắt nguồn từ chính mình Đức Chúa Trời. II Ti-mô-thê 3:14 cho chúng ta biết rằng “cả Kinh Thánh đều được Đức Chúa Trời soi dẫn”, ý nói rằng mặc dù Kinh Thánh đã được viết ra bởi hơn 40 cá nhân ở ba châu lục khác nhau, mỗi người đã được Thánh Linh Đức Chúa Trời hướng dẫn để viết ra những quyển sách bao gồm cả Kinh Thánh của chúng ta.
Một bức tranh đầy đủ hơn cho thấy cách “Đức Chúa Trời hà hơi” được thấy trong II Phi-e-rơ, điều này giải thích Vì chẳng hề có lời tiên tri nào là bởi ý một người nào mà ra, nhưng ấy là bởi Đức Thánh Linh cảm động mà người ta đã nói bởi Đức Chúa Trời”(II Phi-e-rơ 1:21). Kinh Thánh được gọi là “Lời của Đức Chúa Trời” vì Ngài là tác giả tối hậu của tất cả 66 sách.

Thánh Kinh

Tôi thích nhận được những ghi chú và các tấm thiệp tạo ra sự khích lệ từ gia đình và bạn bè, và tôi đã giữ rất nhiều các thứ ấy để tôi có thể quay lại và đọc những lời lẽ giàu ơn của chúng. Cũng thực như thế với Lời của Đức Chúa Trời cho chúng ta.
Sau khi có sẵn “Lời của Đức Chúa Trời” cho chúng ta hôm nay là khả thi bởi vì sứ điệp của Đức Chúa Trời cho nhân loại đã được viết ra. Phương diện truyền đạt thành văn của Đức Chúa Trời được chuyển tải tốt nhất trong một thuật ngữ phổ thông khác, “scripture” [Thánh Kinh], có thể được tìm thấy 54 lần trong Kinh Thánh. Từ này được sử dụng để mô tả cả Cựu và Tân Ước. Khi các trước giả Tân Ước chỉ cho chúng ta thấy cách Chúa Giê-xu làm ứng nghiệm các lời tiên tri trong Cựu Ước, họ đề cập đến Ngài làm ứng nghiệm Kinh Thánh (xem Ma-thi-ơ 26:54, Giăng 19:36). Sau khi Ngài phục sinh, Chúa Giê-xu ủy thác cho các môn đồ Ngài và Ngài mở trí cho môn đồ được hiểu Kinh Thánh” (Lu-ca 24:45), đề cập đến các sách trong Cựu Ước.
Tân Ước cũng được mô tả là Thánh Kinh (Scripture) trong Kinh Thánh (Bible) khi sứ đồ Phi-e-rơ đề cập đến các thư tín của Phao-lô, tạo nên phần lớn trong Tân Ước, là Thánh Kinh [Scripture] trong II Phi-e-rơ 3:16.

Lẽ Thật

Một danh xưng phổ thông khác của Kinh Thánh gọi quyển sách là “lẽ thật”. Đề cập đến Kinh Thánh là “lẽ thật”, nhắc cho độc giả nhớ rằng mọi sự chứa trong Kinh Thánh là không có sai lầm trong các bản gốc và chính xác trong mọi sự dạy của nó. Nói cách khác, Kinh Thánh đáng tin cậy.
Chính mình Chúa Giê-xu sử dụng cụm từ “lẽ thật” để mô tả Kinh Thánh. Vào đêm cuối của Chúa Giê-xu với các môn đồ của Ngài trước khi Ngài bị bắt trong Vườn Ghết-sê-ma-nê, Ngài cầu thay cho các môn đồ Ngài. Chúa Giê-xu xin Đức Chúa Trời bảo vệ và làm cho họ nên thánh bằng lẽ thật, tuyên bố “Lời Ngài là lẽ thật” (Giăng 17:17).
Việc xác định Kinh Thánh là lẽ thật cung ứng cho chúng ta độ tin cậy khi đọc nó. Chúng ta có thể nhìn biết rằng Đức Chúa Trời đã bảo tồn Kinh Thánh vì ích của chúng ta, bởi vì Kinh Thánh có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình” (II Ti-mô-thê 3:16).

Ngọn Đèn

Bài hát “Thy Word” [Lời Ngài] của Amy Grant, năm 1984, đại chúng hoá ý tưởng của Kinh Thánh như một ngọn đèn cung ứng sự dẫn dắt và định hướng. Bài hát này chiếu theo lời lẽ của Thi thiên 119, ở đó tác giả Thi thiên tuyên bố Kinh Thánh là “ngọn đèn cho chơn của tôi, ánh sáng cho đường lối tôi” (Thi Thiên 119:105).
Trong khi chúng ta có loại đèn pha hoặc đèn pin công nghiệp khoả lấp đầy toàn bộ khu vực bằng ánh sáng, loại đèn được đề cập đến trong Kinh Thánh là những mảnh gốm nhỏ chứa đầy dầu. Những chiếc đèn này rất hữu ích để chiếu sáng một con đường nhưng chúng chỉ cung ứng đủ ánh sáng để nhìn thấy một vài bước trước mặt người mang đèn.
Cũng một thể ấy, khi chúng ta đề cập đến Kinh Thánh là ngọn đèn, chúng ta khẳng định rằng Kinh Thánh cung ứng sự dẫn dắt và chỉ cho chúng ta thấy con đường chúng ta nên đi trên linh trình của mình nhưng nó thường soi sáng một vài bước kế tiếp trên đường lối của chúng ta.

Gươm

Có lẽ trong phần nghiên cứu Kinh Thánh hay nhóm thanh niên của bạn, bạn đã tham gia vào cuộc “luyện gươm”. Có thể bạn tự hỏi về nguồn gốc của cụm từ độc đáo này. Thực vậy, đề cập đến Kinh Thánh như một thanh gươm xuất phát từ Kinh Thánh.
Trong Ê-phê-sô 6:10-17, sứ đồ Phao-lô mô tả về “áo giáp của Đức Chúa Trời”. Ông so sánh các phương thức khác nhau Đức Chúa Trời thêm sức cho các tín đồ với một bộ giáp mà người lính mặc ra trận. Ở cuối danh sách, Phao-lô bảo chúng ta phải sử dụng “gươm của Đức Thánh Linh, là Lời của Đức Chúa Trời“ (Ê-phê-sô 6:17). Sau khi mô tả Kinh Thánh như một thanh gươm làm nổi bật cách thức tín đồ có thể nương vào lẽ thật được tìm thấy trong Kinh Thánh để đối diện với những lời nói dối và các lần công kích của ma quỷ.
Thanh gươm cũng có một mép có thể cắt sâu. Trước giả sách Hê-bơ-rơ nhắc cho chúng ta nhớ lời của Đức Chúa Trời là lời sống và linh nghiệm, sắc hơn gươm hai lưỡi, thấu vào đến đỗi chia hồn, linh, cốt, tủy, xem xét tư tưởng và ý định trong lòng” (Hê-bơ-rơ 4:12). Sự ví sánh này giữa Kinh Thánh và một thanh gươm làm nổi bật cách Kinh Thánh có thể phơi bày và xác định những tư tưởng sâu kín nhất, sâu sắc nhất của chúng ta để nhắc cho chúng ta nhớ rằng không có gì giấu được Đức Chúa Trời.

Hột Giống

Trong các gói hột giống mùa xuân đặt trong cửa hàng làm vườn địa phương của chúng ta, tôi luôn ngạc nhiên về số lượng cà chua và dưa chuột được thu hoạch từ những hột giống thật nhỏ bé.
Chúa Giê-xu thuật lại một thí dụ trong Lu-ca 8 về một nhà nông đi ra ngoài và gieo hột giống trong vườn của mình. Một số hộ giống bị giẫm đạp hoặc bị chim ăn. Một số hột giống bắt đầu bén rễ nhưng sau đó héo đi vì thiếu nước hoặc bị cỏ dại làm nghẹt ngòi. Tuy nhiên, một hột giống được trồng trong đất tốt, nhận được nhiều nước, ánh sáng rồi tạo ra một vụ thu hoạch lớn. Khi các môn đồ không hiểu được thí dụ mà Chúa Giê-xu nói với họ: “hột giống là Đạo của Đức Chúa Trời” (Lu-ca 8:11).
Chúa Giê-xu khích lệ các môn đồ Ngài rằng khi họ cho phép Kinh Thánh bắt rễ trong tấm lòng của họ rồi lớn lên, họ sẽ tạo ra một vụ mùa bội thu trong đời sống của họ. Ngay cả hôm nay, thời gian chúng ta để ra đặng đọc Kinh Thánh có khả năng mang lại một mùa gặt thuộc linh, bao gồm yêu thương, vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ” (Ga-la-ti 5:22-23).

Đồ Ăn

Không một điều gì cung cấp sự no lòng cho một dạ dày đói khát hơn một bữa ăn ngon lành. Đồng thời, không một điều gì làm thỏa mãn một linh hồn khao khát cho bằng các lời hứa của Đức Chúa Trời được tìm thấy trong Kinh Thánh. Giống như mọi người cần trưởng dưỡng cho thân thể vật lý của họ, chúng ta cũng cần sự dinh dưỡng cho linh hồn của chúng ta nữa. Vì vậy, không có gì phải ngạc nhiên khi nhiều lần trong Kinh Thánh, Kinh Thánh được ví sánh với đồ ăn.
Tác giả thơ Hê-bơ-rơ nói cho độc giả biết rằng họ cần được dạy dỗ về các lẽ thật cơ bản trong Lời của Đức Chúa Trời, đề cập đến Kinh Thánh là “sữa” (Hê-bơ-rơ 5:12). Một vài câu sau đó, ông bày tỏ mong muốn họ tiến sâu hơn trong sự hiểu biết về Kinh Thánh của họ, gọi đấy là “đồ ăn đặc” (5:14).
Trong sách Thi thiên, Đa-vít viết về sự vui thích mà ông nhận lãnh từ luật pháp của Đức Chúa Trời. Ông đề cập đến chúng “ngọt hơn mật, hơn nước ngọt của tàng ong” (Thi Thiên 19:10).
Trong các sách Tin Lành, chúng ta thấy Chúa Giê-xu khẳng định tính cần thiết của dinh dưỡng về mặt thuộc linh. Khi Ngài bị Sa-tan cám dỗ trong đồng vắng, Chúa Giê-xu đáp: Người ta sống chẳng phải chỉ nhờ bánh mà thôi, song nhờ mọi lời nói ra từ miệng Đức Chúa Trời” (Ma-thi-ơ 4:4). Chúa Giê-xu cần đồ ăn thuộc linh của Kinh Thánh và khích lệ những ai theo Ngài cũng dùng nó thường xuyên.

Kinh Thánh. Quyển Sách Phước Hạnh. Ngôi Lời. Thánh Kinh. Lẽ Thật. Ngọn Đèn. Gươm. Hột Giống. Đồ Ăn.

Đây là một số phương thức mà mọi người đề cập đến Kinh Thánh. Mỗi tước hiệu này nêu bật một lợi ích khác nhau mà ai nấy trải nghiệm khi họ đọc và suy gẫm luôn về quyển sách quan trọng này.
Tôi hy vọng việc học hỏi thêm về một số danh xưng được gán cho Kinh Thánh khích lệ bạn phải mở quyển Kinh Thánh của bạn ra (một khi bạn có một quyển Kinh Thánh) và cho phép nó giúp bạn trên linh trình của mình.
 Tác giả: Lisa M. Samra
Người dịch: Đoàn Phan Danh (HTTLVN.ORG)

Thờ Phượng Chúa Thăng Thiên

Trong các ký thuật của Kinh Thánh thì sự thăng thiên là câu chuyện rất quan trọng đến nỗi Lu-ca không chỉ kể một, mà đến tận hai lần (Lu-ca 24:50-53; Công Vụ 1:6-11). Khi một người nào đó được cất lên trời, dường như đó là một sự kiện thật kỳ lạ đối với chúng ta, nhưng đó không phải là một khái niệm xa lạ với các tôn giáo khác trên thế giới. Truyền thống Do Thái cho rằng Môi-se đã được cất lên trời, và Hồi giáo dạy rằng vị tiên tri Mô-ha-mét của họ cũng được đem lên thiên đàng trong một thời gian.
Nhưng sự thăng thiên của Chúa Giê-xu rất khác với những câu chuyện này. Trong khi những câu chuyện thăng thiên khác đánh dấu những thời khắc quan trọng trong cuộc đời của những người đó, thì sự thăng thiên của Chúa Giê-xu bắt đầu một kỷ nguyên hoàn toàn mới của lịch sử loài người.
Thế nhưng, nhiều Cơ Đốc nhân sống trong thời đại mới này lại không suy ngẫm sự thăng thiên của Chúa Giê-xu đem đến sự gây dựng đức tin và khuôn đúc đời sống của họ ra sao. Khi chúng ta cùng nhau thờ phượng Chúa trong ngày lễ Thăng thiên này, hãy xem xét ba phương cách sau để chúng ta có thể tôn vinh Chúa Giê-xu là Đấng thăng thiên.
  1. Lắng nghe tiếng Chúa thăng thiên, là tiên tri của chúng ta
Trong vai trò Tiên tri, Chúa Giê-xu công bố luật pháp và Phúc Âm của Ngài qua chức vụ rao giảng Lời Chúa. Chúng ta biết “Đức Chúa Trời đã dùng các đấng tiên tri phán dạy tổ phụ chúng ta nhiều lần nhiều cách” (Hê-bơ-rơ 1:1) và Đức Chúa Giê-xu là vị Tiên tri lớn hơn cả Môi-se (Phục Truyền 18:15-19). Hãy suy ngẫm cách Sứ đồ Phao-lô liên kết với Đấng Christ thăng thiên:
Nhưng sự công bình đến bởi đức tin, thì nói như vầy: Chớ nói trong lòng ngươi rằng: Ai sẽ lên trên trời? Ấy là để đem Đấng Christ xuống; hay là: Ai sẽ xuống vực sâu? Ấy là để đem Đấng Christ từ trong kẻ chết lại lên. Nhưng nói làm sao? Đạo ở gần ngươi, ở trong miệng và trong lòng ngươi. Ấy là đạo đức tin mà chúng ta giảng dạy. Vậy nếu miệng ngươi xưng Đức Chúa Giê-xu ra và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, thì ngươi sẽ được cứu“(Rô-ma 10: 6-9)
Trong những ngày cuối cùng này, tác giả Hê-bơ-rơ nói với chúng ta, Đức Chúa Trời đã phán với chúng ta trong Con của Ngài. Chúa Giê-xu đã thăng thiên, vì vậy chúng ta không nên đi tìm những lời tiên tri mới nào trong các buổi nhóm hiệp đặc biệt hay trong một phương pháp thuộc linh mới mẽ nào. Thay vào đó, hãy để sự thăng thiên nhắc nhở chúng ta lắng nghe Đấng Cứu Rỗi đã sống lại của mình trong lời Chúa, trong những trang Kinh Thánh.
  1. Kêu cầu cùng Chúa thăng thiên, là thầy tế lễ của chúng ta.
Là thầy tế lễ của chúng ta, Chúa thăng thiên nắm giữ một vai trò quan trọng để giúp đỡ chúng ta khi Ngài đồng hành cùng chúng ta. Kinh Thánh dạy rằng, với tư cách là thầy tế lễ của chúng ta, Đấng Christ gánh thay tội lỗi của chúng ta (1 Giăng 2:1; Rô-ma 8:23) và ban ân điển cho con dân của Ngài (Ê-phê-sô 4:8).
Chúa Giê-xu không giống như các thầy tế lễ trần gian là những người chắc chắn sẽ chết. Chúa Giê-xu “hằng có đời đời, nên giữ lấy chức tế lễ không hề đổi thay. Bởi đó Ngài có thể cứu toàn vẹn những kẻ nhờ Ngài mà đến gần Đức Chúa Trời, vì Ngài hằng sống để cầu thay cho những kẻ ấy. Ấy đó thật là thầy tế lễ thượng phẩm mà chúng ta có cần dùng, thánh khiết, không tội, không ô uế, biệt khỏi kẻ có tội, được cất lên cao hơn các từng trời: không như những thầy tế lễ thượng phẩm khác, cần phải hằng ngày dâng tế lễ, trước vì tội mình, sau vì tội dân; Ngài làm việc đó một lần thì đủ cả, mà dâng chính mình Ngài làm tế lễ” (Hê-bơ-rơ 7: 24-27).
Chúa Giê-xu đã thăng thiên, vì vậy chúng ta đừng tìm kiếm sự khôn ngoan trần thế hay sự khéo léo của con người để được giúp đỡ. Hãy để sự thăng thiên nhắc nhở bạn kêu cầu cùng Đấng Cứu Rỗi và thầy tế lễ thăng thiên để nhận và sống với sự cứu rỗi của bạn.
  1. Tin cậy Chúa thăng thiên, là Vua sẽ trở lại của chúng ta
Là vua thăng thiên của chúng ta, Chúa Giê-xu sở hữu mọi thẩm quyền để thi hành công lý và phán xét ngay thẳng, loại bỏ những điều sai trật.
Kinh Thánh mô tả Chúa Giê-xu đang ngồi trên thiên đàng. Nhưng chúng ta không nên nhầm vị trí ngồi này ở đây là không làm gì. Không phải Ngài ngồi đó để hưởng thụ, nhưng Ngài là vua đắc thắng, là Đấng hành động. Chúng ta thấy trong sách Công Vụ Các Sứ Đồ, tức là sau khi Chúa Giê-xu đã thăng thiên, Ngài vẫn tiếp tục đồng hành và hỗ trợ con dân yêu dấu của Ngài và chiến đấu chống lại kẻ thù. Trong khi bị ném đá, Ê-tiên “mắt ngó chăm lên trời, thấy sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Giê-xu đứng bên hữu Đức Chúa Trời” (Công Vụ 7:55). Và Sau-lơ thành Tạt-sơ đã được Chúa thăng thiên bắt phục (Công Vụ 9:3-6).
Nhưng vị vua này không chỉ đã sống lại và đang trị vì, Ngài cũng sắp trở lại. Phi-e-rơ rao giảng Chúa Giê-xu như sau: “hầu cho các thời kỳ tươi mới mà Chúa ban cho sẽ đến, và để Ngài sai Đấng Christ, tức là Đức Chúa Giê-xu, Đấng đã được chỉ định trước, đến với anh em. Đấng ấy phải được giữ lại trên trời cho đến thời kỳ muôn vật phục hồi, như Đức Chúa Trời đã phán qua miệng các nhà tiên tri thánh từ nghìn xưa.” (Công Vụ 3:20-21 TTHĐ). Vị vua đã chịu đóng đinh trong đau yếu nhưng đã sống lại trong năng quyền. Tương tự như vậy, giờ đây Ngài cai trị trong ân điển, nhưng Ngài sẽ trở lại trong sự phán xét và bào chữa để hoàn thành vương quốc của Ngài trong vinh quang.
Chúa Giê-xu đã thăng thiên, vì vậy chúng ta đừng tìm đến các hệ thống chính trị hay xã hội trần gian như là phương thức giải quyết sự đổ vỡ của thế giới này. Hãy ngước mắt lên vị vua thăng thiên của chúng ta mỗi khi bạn đối diện với khó khăn, thử thách. Và hãy vững lòng, vì vua thăng thiên của bạn sắp trở lại.
Mục sư Matthew Westerholm
Hồng Nhung dịch
Nguồn: DesiringGod.org

ONLINE

QUỐC GIA TRUY CẬP

Flag Counter

Khách viếng thăm (Visitors)

Flag Counter

THỐNG KÊ BÀI VIẾT VÀ COMMENT

Tổng số lượt xem trang từ 23-05-2015

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác do Hội Thánh Tin Lành Tân Nghĩa quản lí mà không ghi rõ nguồn https://httltannghia.blogspot.com là vi phạm bản quyền!