Tà giáo là gì ?

Bài 2: TÀ GIÁO LÀ GÌ?

I. Định Nghĩa
1. Lời cảnh báo: Tà giáo là giáo lý sai lầm và lệch lạc về các giáo lý truyền thống phù hợp với Kinh Thánh của đạo Cơ Đốc và – hoặc là có sự bác bỏ các giáo lý truyền thống của Hội Thánh Cơ Đốc. Sứ đồ Phaolô đã cảnh báo sẽ có Christ giả và tiên tri giả sẽ tìm cách lừa dối Hội Thánh thật và thế gian (IICo 11:13-25).
2. Định nghĩa của Walter Martin: Tà giáo là một giáo phái đối lập và theo một số giải thích về Kinh Thánh của một người nào đó và có sự lầm lạc, xa rời giáo lý truyền thống của giáo hội Cơ Đốc chính thống liên quan đến giáo lý chủ yếu của đức tin Cơ Đốc, đặc biệt là sự kiện Đức Chúa Trời trở thành con người trong Chúa Jesus Christ. (Walter Martin, The Rise of the Cult, trang 12).


II. Tại sao tà giáo lại được phát triển?
Chúng ta đang sống trong thời đại mà tà giáo đang phát triển một cách nhanh chóng. Chẳng hạn như giáo phái Mormon đã phát triển từ 30 người vào năm 1830 lên đến 4.000.000 vào tháng tư năm 1978, và mực độ phát triển được coi là một hiện tượng trong tôn giáo. Chúng ta tin rằng có một vài lý do căn bản khiến cho có nhiều người gia nhập tà giáo và tại sao tà giáo được phát triển.
1. Tà giáo trả lời các thắc mắc: Một lý do chính làm cho tà giáo được phát triển là do trong thế gian bất ổn này, tà giáo cung cấp cho họ những giải đáp quyết đoán về những thắc mắc căn bản của con người như: Tôi là ai? Tạisao tôi có mặt ở đây? Tôi sẽ đi đâu?
. Max Gunther, một nhà văn đã mô tả hoàn cảnh của một người đàn bà trẻ tuổi, một hoàn cảnh thông thường của nhiều người trong thế hệ chúng ta. “Tôi nghĩ rằng tôi thích làm nghề y tá nhưng tôi không biết có được như vậy không. Tôi có suy nghĩ rằng đạo Cơ Đốc có ý nghĩa rất lớn đối với tôi nhưng tôi cũng không biết có đúng không. Hình như tôi đang trông chờ ai đó cho tôi câu trả lời đúng sai một cách chắc chắn, một người nào đó chắc chắn biết và làm cho tôi biết về điều tôi quan tâm. (Today’s Health, February, 1976, trang 16). Tiếc thay, người phụ nữ này sau cùng đã gia nhập một tà giáo là vì họ sẵn sàng cung cấp đáp án cho cô ấy. Cô ấy giải thích như thế này: “Tôi cứ tiếp tục nhóm với họ và hỏi họ về một số thắc mắc của tôi và họ luôn luôn biết giải đáp – Ý tôi muốn nói họ thực sự biết điều đó.” Như vậy tà giáo đã cung cấp sự chắc chắn và những giải đáp dễ dàng cho bất cứ ai không hài lòng về tình trạng hiện tại trong đời sống của họ.


2. Tà giáo thỏa mãn yêu cầu của con người: Tà giáo cũng phát triển vì họ thỏa mãn yêu cầu của con người. Tất cả chúng ta đều cần được yêu, cần cảm thấy là người cần thiết, cần cảm nhận được định hướng và ý nghĩa của cuộc đời. Cá nhân nào trải qua sự khủng khoảng về nhân thân hay là có vấn đề về tình cảm thì dễ bị tà giáo lôi cuốn. Trong những lúc gặp khó khăn như vậy, nhiều tà giáo đã cho những người nhẹ dạ một cảm giác về sự chấp nhận và một định hướng.
Hơn nữa, trong vòng chúng ta, cũng có người có sự khao khát trong thâm tâm là muốn biết và muốn hầu việc Đức Chúa Trời. Các tà giáo lợi dụng điều này và cung cấp những giải pháp có sẵn nhưng rút cục cũng không giải quyết được gì. Phần lớn các tà giáo nói cho các người theo họ biết phải tin vào điều gì, biết xử sự như thế nào và phải suy nghĩ về điều gì, và còn nhấn mạnh vào sự lệ thuộc vào giáo phái hoặc người lãnh đạo về sự ổn định theo cảm xúc của họ.

Thí dụ: “Một người gia nhập một tà giáo thường không phải vì họ đã phân tích các tôn giáo trên thế giới và quyết định chọn một tà giáo đặc biệt đại diện cho lý thuyết về thần học tốt nhất có sẵn. Trái lại, một người theo tà giáo thường chỉ vì người đó có vấn đề khó giải quyết, và tà giáo đó hứa sẽ giải quyết nan đề cho họ. Thường các nan đề của họ đều là về tình cảm: Có một thanh niên vừa giải ngũ không quá một tuần và đã gia nhập giáo phái “Gia đình Tình yêu” và đã dâng 100 $. Anh nói rằng anh rất cô đơn và muốn hầu việc Đức Chúa Trời nhưng không biết đến đâu và phải làm việc gì. Giáo phái “Gia đình Tình yêu” nắm bắt lấy tình cảnh cô đơn của anh, đối đãi với anh bằng sự yêu thương và quan tâm, và gần như là cam đoan luôn ủng hộ anh. May thay, mẹ anh gọi điện thoại cho chúng tôi và chúng tôi nói chuyện với anh, và chỉ trong vòng một giờ, anh nhận thấy tà giáo đó sai lầm như thế nào nên quyết định không theo nữa. Chúng tôi khuyến khích anh theo học Kinh Thánh ở một nhóm nhỏ và gia nhập vào một Hội Thánh mạnh mẽ. Nếu không có nền tảng Cơ Đốc tốt và mối quan hệ mật thiết vơi tín hữu khác, anh ấy sẽ vẫn còn là một ứng cử viên cho tà giáo. (Robert and Gretchen Passantino, Answer to the Cultist at Your Door, Harvest House, Eugene, Oregon, 1981, pp. 22, 23).

3. Tà giáo tạo cảm tưởng thuận lợi: Tà giáo phát triển vì người Cơ Đốc có khi không tạo được ảnh hưởng quan trọng với mọi người khác.
Pierre Berton đã ghi nhận một các như sau: “Mầm mống làm Hội Thánh không được mạnh mẽ qua một thế hệ không phải là mầm mống của sự đối lập tôn giáo mạnh mẽ mà chính là sự thiếu hụt về chính nó... Người ta hiếm khi có thể phân biệt được ai là mục sư, ai được gọi là tín đồ và ai không phải là tín đồ qua lời nói, ý kiến, hành động hay nếp sống của họ trong cộng đồng” (Pierre Berton, The Comfortable Pew, Philadelphia: J. B. Lippincott, 1965, pp. 15-16)
Nếu Hội Thánh không thể cung cấp sự ấm áp về tinh thần một cách chu đáo và nghiêm túc và sự giải bày về Lời Đức Chúa Trời chân thật, thì những ai có nhu cầu về tinh thần sẽ tìm đại lộ khác để được thỏa mãn. Nhiều tà giáo săn mồi dựa trên sự thiếu hiểu biết và tìm cách gây ấn tượng với những người không am hiểu bằng sự hiểu biết giả tạo.

Thí dụ như đại diện của tà giáo chứng-nhân Giêhôva là những người tới gỏ cửa từng nhà để gây ảnh hưởng tương tự về sự học rộng của mình. Để chống lại việc này, tín đồ phải biết mình đang tin về điều gì và tại sao phải tin vào điều đó và do đó mới có thể vạch trần giáo lý của tà giáo.
Những người dính dáng đến tà giáo đều được lớn lên từ Hội Thánh Cơ Đốc nhưng lại là những người không được học giáo lý Cơ Đốc căn bản, khiến cho họ trở thành con mồi của tà giáo. Đối với tín đồ Cơ Đốc, vấn đề chính đối với tà giáo phải là vấn đề sự hiểu biết về thần học. Nhiều người trong chúng ta tin nhận Đấng Christ từ lúc còn nhỏ tuổi. Chúng ta đã có sự hiểu biết của đứa trẻ về Chúa Jesus, về Kinh Thánh và sự cứu rỗi. Việc đó đối với trẻ con và tân tín hữu thì ổn rồi. Nhưng nhiều người trong chúng ta là những tín đồ Cơ Đốc lớn tuổi nhưng vẫn còn bé bỏng về phần thuộc linh. Chúng ta chưa biết cách tự nuôi dưởng mình, và sự hiểu biết của chúng ta kém người khác rất nhiều. (Christian Life, August 1980).”
Nguồn: cdnvn.com
(P.3)

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét

* Quý độc giả có thể để lại nhận xét bằng tiếng Việt (có dấu) hoặc tiếng Anh. Vui lòng gửi kèm thông tin (tên, SĐT hoặc email) để chúng tôi tiện liên hệ. Nhận xét được Tổ Quản trị - Ban Truyền thông HTTL Tân Nghĩa kiểm tra trước khi hiển thị.
* Chúng tôi sẽ phản hồi lại nhận xét trên website hoặc thông qua email duy nhất của Ban Truyền thông: tannghiamedia@gmail.com

ONLINE

QUỐC GIA TRUY CẬP

Flag Counter

Khách viếng thăm (Visitors)

Flag Counter

THỐNG KÊ BÀI VIẾT VÀ COMMENT

Tổng số lượt xem trang từ 23-05-2015

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác do Hội Thánh Tin Lành Tân Nghĩa quản lí mà không ghi rõ nguồn https://httltannghia.blogspot.com là vi phạm bản quyền!