Tổng quan về Tà giáo

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÀ GIÁO

Bài 1: SỰ HÌNH THÀNH CÁC TÀ GIÁO


Từ xa xưa Đức Chúa Trời đã chọn một dân tộc qua đó Ngài mặc khải cho họ con đường cứu rỗi của Ngài. Đó là dân Do Thái.

I. Ngay Từ Do Thái Giáo
1. Đánh mất tôn giáo mặc khải:Chậm chạp nhưng cứ tiếp diễn, dân Do Thái dần dần đánh mất việc giải nghĩa chính xác sự mặc khải của Đức Chúa Trời. Các đoạn Kinh văn đề cập đến Đấng Mết-si-a hứa ban được giải thích ám chỉ vua Giô-si-a hay tiên tri Giê-rê-mi. Ý tưởng con người có thể tự cứu chính mình được chính thức công nhận và khẳng định nhiều lần. Con người chỉ việc giữ luật pháp, điều này không phải tuyệt nhiên không làm được. Vì thế, dân Do Thái trở nên giống với các dân tộc ngoại giáo chung quanh, vì họ đã đánh mất tôn giáo mặc khải.
2. Khước từ Con Thượng Đế: Con Thượng Đế đã đến trong thế gian… và phó mạng sống Ngài làm giá chuộc cho nhiều người, đó là lời của chính Chúa Jêsus nói. Vì vậy không lạ gì dân Do Thái đã không muốn hoan nghênh Ngài: giá chuộc chỉ được trả cho những ai không thể tự cứu lấy mình; vì người Do Thái đã được dạy rằng họ có thể tự giải phóng chính mình.

II. Ngay Trong Cơ Đốc Giáo

1. Phao Lô được kêu gọi: Khi Chúa kêu gọi Saulơ người Tạt-sơ trở thành nhân vật chính diễn giải Cơ Đốc Giáo, ông đã không được chuẩn bị để nhận nhiệm vụ nầy. Là người Pharisi chính thống, ông tôn cao chủ thuyết cứu rỗi bởi công đức. Được biến đổi một cách siêu nhiên, Saulơ trở nên Phaolô, vị đại sứ đồ và người biện hộ cho sự cứu rỗi bởi ân điển từ trên. Đức Chúa Trời, là Đấng đã để riêng tôi ra từ lúc còn trong lòng mẹ, và lấy ân điển gọi tôi, vui lòng bày tỏ Con của Ngài ra trong tôi, hầu cho tôi rao truyền Con đó ra trong người ngoại đạo. Ga 1:15.
2. Sự cứu rỗi bởi đức tin: Kể từ đó, Phao lô giảng, “ấy là nhờ ân điển bởi đức tin mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình.” Eph 2:8-9. Vì vậy, Cơ Đốc Giáo trở thành tôn giáo lớn duy nhất dạy về sự cứu rỗi bởi ân điển từ trên và duy chỉ bởi ân điển mà thôi.


3. Cơ Đốc giáo biến chất: Sau đó, khi các nhà cầm quyền trở thành Cơ Đốc Nhân và tôn giáo Cơ Đốc trở nên phổ biến, khối các quốc gia khác cũng gia nhập hàng ngũ Cơ Đốc do tự nguyện hoặc do sự thúc ép của chính quyền. Cơ Đốc Giáo kiểm soát nhiều khu vực ngoại giáo rộng lớn với tốc độ nhanh hơn tốc độ nó có thể đồng hóa họ. Nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến lối suy nghĩ của các dân tộc này, nhưng đồng thời nó cũng bị cám dỗ thỏa hiệp. Chậm nhưng chắc, ý tưởng xưa cũ về sự cứu rỗi bởi công đức đã giành được chỗ đứng trong Hội Thánh của Đấng Christ !

4. Cao điểm: Đến giai đoạn cuối của thời Trung cổ, Hội Thánh trở nên thối nát tồi tệ. Giáo hội La mã chưa từng dạy rằng con người được cứu chỉ bởi việc làm mà không nhờ công ơn của Đấng Christ. Trên lý thuyết, nó quy phần lớn sự cứu rỗi của con người cho ân điển từ trên bởi sự hy sinh của Chúa Jêsus Christ. Tuy nhiên, con người phải thêm vào công tác của Đấng Christ. Đức Chúa Trời định cho con người nhận được sự cứu rỗi bởi riêng họ, và con người cũng phải gánh chịu một phần hình phạt cho riêng họ. Dần dần, sự nhấn mạnh đặt nặng trên nỗ lực của con người hơn là công tác của Chúa Jêsus Christ.
5. Lý do: Điều đó không gây ngạc nhiên. Bởi vì giáo lý cứu rỗi khỏi tội và điều ác qua công đức không phải chỉ phát xuất từ người theo phái Pharisi; nó cũng là ý tưởng thuộc ngoại giáo. Thật ra, đó là sự dạy dỗ từ các tôn giáo khác, trừ tôn giáo được mặc khải bởi chính Đức Chúa Trời.


 III. Ngay Trong Giáo Hội Cải Chánh

1. Martin Luther được kêu gọi:Khi Chúa dấy lên Martin Luther, một tu sĩ nghèo với địa vị xã hội khiêm tốn, lúc này ông cũng giống như Saulơ ngày trước: không thích ứng cho công tác rao truyền Phúc Âm do bị ngâm trong giáo lý cứu rỗi bởi việc làm của Công giáo La mã. Tội lỗi dằn vặt Luther nặng nề đến nỗi ông dành hết thời gian để sám hối, ăn năn với mong ước sẽ xoá được hết những vi phạm của mình. “Thật sự,” ông viết trong những năm sau đó, “tôi là một tu sĩ rất sốt sắng. Tôi giữ lời thề hứa trong Dòng của tôi rất nghiêm nhặt đến nỗi tôi có thể tuyên bố nếu có một tu sĩ nào được vào Thiên Đàng bởi tu trì, tôi hội đủ các điều kiện để vào cách đó. Các bạn tu hành biết tôi có thể xác định cho tôi câu nói đó. Nếu tôi tiếp tục tu trì lâu hơn nữa, tôi có thể đã tự giết mình bằng những bài kinh buổi tối, các bài cầu nguyện, kinh sách và những công việc khác…Do vậy bây giờ tôi dạy rằng các công việc dại dột như thế không hề có thể xưng công bình cho bất kỳ ai trước mặt Đức Chúa Trời.”

2. Nguyên do thay đổi: Do đâu có sự thay đổi lớn lao đó ở Luther? Điều biến đổi này xảy đến khi người tu sĩ này xây khỏi các giáo huấn của giáo hội đang đi sai lạc và hướng vào các thơ văn của một vị sứ đồ. Khi Luther hiểu ra những lời Phao lô viết Người công bình sống bởi đức tin, và khám phá ra những lời này, cũng là chủ đề của thư tín La mã, được trích từ lời của tiên tri Habacúc trong Cựu Ước, ông đã nếm trải sự biến đổi tương tự như của vị sứ đồ vĩ đại này.
3. Sự cứu rỗi bởi đức tin: Trên nền tảng của sự khám phá trở lại lẽ thật con người được cứu bởi ân điển, món quà của Đức Chúa Trời, và nhận lấy cách khiêm nhu bằng đức tin, Luther đã kiến trúc lại giáo lý Cơ Đốc, cùng với sự trợ giúp của các lãnh tụ cải chánh khác như Zwingli và Calvin, đã làm cho niềm tin Cơ Đốc một lần nữa trở thành nhân tố đầy tiềm năng hơn.

4. Trở lại con đường tà giáo: Tuy vậy, trong khunh hướng tự do, tân phái, niềm tin Tin Lành đã mất đi khi nó suy phục theo những cách suy nghĩ cũng như lối sống thế gian. Nó đã trở nên như thế nào trong thời đại chúng ta hiện nay? Vô số giáo phái đã rộ lên qua mặt cả giáo hội Công Giáo La Mã và những người theo Đảng Pharisi thời Chúa Jêsus trong việc dạy về giáo lý tự cứu rỗi. Họ thực hiện điều này một phần bằng cách quay lại với các tôn giáo ngoại giáo xưa của thế gian và phần khác bằng cách lột bỏ cái tinh tuý của Phúc Âm dù họ vẫn đề cập đến Chúa Jêsus Christ và cho Ngài những ưu điểm vừa đủ để phù hợp với những hệ thống tự tạo của họ.

IV. Lời Cảnh Cáo

1. Cuộc chiến dai dẵng: Vì vậy sự giằng co cũ vẫn ở trên vai chúng ta. Đây là sự tranh chiến lâu đời giữa tôn giáo được mặc khải cách siêu nhiên phát động sự cứu rỗi bởi Đức Chúa Trời và một sự giải cứu do con người tự tạo cho dù nó ít nhiều đề cập đến Đấng Christ. Đây là ngoại giáo trong lốt mới, lớp vỏ Cơ Đốc, đối đầu với tôn giáo nguyên thuỷ. Trong những trang tiếp theo đây, các tà giáo muốn thay thế Cơ Đốc Giáo sẽ được trình bày.
2. Mức độ nguy hiểm: Quan sát thấy trong nhiều trường hợp, các sự dạy dỗ mô tả sau đây đi khá xa khỏi lẽ thật Phao lô và Luther đã tranh đấu, bị kéo xa hơn nhiều so với sự dạy dỗ của giáo hội Công Giáo La Mã ngày xưa. Những tôn giáo thay thế này nguy hại hơn cả bởi vì chúng diễn hành dưới danh xưng Cơ Đốc.
3. Điều Hội Thánh phải làm: Hội Thánh hãy chỉ giáo những người trẻ các giáo lý căn bản của Cơ Đốc Giáo vì từ đây có thể bắt nguồn sự phân chia các giáo phái Tin Lành và cũng tạo sự chảy máu âm ỉ gây ra bởi những chủ thuyết cổ suý cho các giáo lý sai lạc. Trong cuốn “Các hệ phái nhỏ” tiến sĩ Clark viết, “Các hệ phái nhỏ hình thành trễ hơn sáu mươi năm so với các giáo phái lớn đang phát triển và một vài giáo phái vẫn ở trong giai đoạn sơ khai.” Tuy nhiên, các giáo phái đang phát triển mạnh cũng nên lưu ý rằng giáo hội Lutheran, Cải Chánh và các giáo hội khác nhờ có các lớp dạy giáo lý, chỉ bị mất một số ít thành viên cho các tà giáo.
Dù có những điều bi quan liên hệ đến tình trạng thuộc linh trong các giáo hội, bằng thái độ biết ơn, chúng ta có thể đề cập ở đây những cải tiến rõ ràng ở một số nơi. Hãy xem kết luận sau đây của một nhà khoa học nghiên cứu xã hội, sau một nghiên cứu tỉ mỉ thăm dò một trăm ngàn mục sư của các giáo hội lớn: “Bài học cuối cùng rút ra cho Hội Thánh ngày nay là các mục sư phải dạy và giảng chính Lời của Đức Chúa Trời.”

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét

* Quý độc giả có thể để lại nhận xét bằng tiếng Việt (có dấu) hoặc tiếng Anh. Vui lòng gửi kèm thông tin (tên, SĐT hoặc email) để chúng tôi tiện liên hệ. Nhận xét được Tổ Quản trị - Ban Truyền thông HTTL Tân Nghĩa kiểm tra trước khi hiển thị.
* Chúng tôi sẽ phản hồi lại nhận xét trên website hoặc thông qua email duy nhất của Ban Truyền thông: tannghiamedia@gmail.com

ONLINE

QUỐC GIA TRUY CẬP

Flag Counter

Khách viếng thăm (Visitors)

Flag Counter

THỐNG KÊ BÀI VIẾT VÀ COMMENT

Tổng số lượt xem trang từ 23-05-2015

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác do Hội Thánh Tin Lành Tân Nghĩa quản lí mà không ghi rõ nguồn https://httltannghia.blogspot.com là vi phạm bản quyền!