Thứ Năm, 10 tháng 9, 2015

Bài 4: Giô-sép giải mộng trong tù

GIÔ-SÉP GIẢI MỘNG TRONG TÙ


Nguồn: Đài Xuyên Thế Giới





SÁNG THẾ KÝ 40                                          

 
Trong đoạn Sáng thế ký 40 này, chúng ta thấy diễn tiến về cuộc đời của Giô-sép dường như bị chậm lại, không còn hoạt động. Chúng ta thấy Giô-sép đang ở trong tù, ông bị chậm trễ bởi sự quên lời hứa quan tửu chánh của vua Pha-ra-ôn. Chúng ta có thể hỏi điều nầy có nghĩa gì? Tất cả những điều xảy ra nhằm để hoàn tất bởi ý định và mục đích của Đức Chúa Trời trên đời sống của Giô-sép. Chúng ta sẽ thấy điều đó trong đoạn 40 nầy.

Trong đoạn 37, chúng ta bắt đầu so sánh giữa Giô-sép và Chúa Giê-xu. Bây giờ thì chúng ta dừng lại một chút để so sánh trước khi tiếp tục đi vào trong câu chuyện nầy.

1. Giô-sép được sai đến cùng các anh của mình. Chúa Giê-xu Christ được sai đến cùng các anh em của Ngài, là những chiên lạc mất của Y-sơ-ra-ên.
2. Giô-sép bị ganh ghét bởi các anh người mà không có nguyên nhân, đó là điều mà Chúa Giê-xu nói về chính Ngài rằng, “Họ ghét ta vô cớ.”
3. Giô-sép bị anh mình đem bán, Chúa Giê-xu bị bán bởi chính một môn đệ của Ngài.
4. Giô-sép bị bán với giá là 20 miếng bạc, Chúa Giê-xu bị bán với giá là 30 miếng bạc.
5. Các anh của Giô-sép có âm mưu để giết ông. Anh em của Chúa Giê-xu, là dân của Chúa cũng âm mưu để giết Ngài – “Ngài đến trong xứ mình, nhưng dân Ngài không tiếp nhận.”
6. Giô-sép bị thẩy xuống hố để cho ông chết. Chúa Giê-xu bị đóng đinh trên cây thập tự.
7. Giô-sép được kéo lên khỏi hố, Chúa Giê-xu đã sống lại sau ba ngày.
8. Giô-sép vâng lời cha của ông. Chúa Giê-xu đã vâng lời Cha của Ngài vì thế có thể nói rằng Chúa Giê-xu luôn luôn làm những điều mà Cha Ngài vui lòng.
9. Cha của Giô-sép đã sai ông đi đến tìm tin tức các anh của ông. Chúng ta biết rằng Chúa Giê-xu đến để làm ý Cha Ngài muốn, Ngài đến để tìm kiếm anh em Ngài.
10. Giô-sép bị chế nhiễu bởi anh của ông, khi họ thấy ông đến từ xa, họ nói, “kìa, thằng nằm mộng đến.” Chúa Giê-xu bị chế nhiễu bởi dân sự của Ngài. Khi Chúa đang trên cây thập tự, họ nói: “Nếu ngươi là con Đức Chúa Trời, hãy xuống khỏi cây thập tự đi.”
11. Các anh từ chối không chấp nhận Giô-sép. Anh em của Chúa Giê-xu, người Do Thái, từ chối không chấp nhận Ngài.
12. Các anh bàn tính kế hoạch để giết Giô-sép. Chúng ta cũng biết rằng các nhà lãnh đạo bàn kế hoạch để giết Chúa Giê-xu.
13. Áo choàng của Giô-sép được nhúng trong máu, rồi gởi về cho cha ông. Quân lính bắt thăm để biết ai lấy áo của Chúa Giê-xu.
14. Sau khi Giô-sép bị bán cho người Ê-díp-tô và kể như bị biệt tích trong nhiều năm. Chúa được thăng thiên về trời. Ngài nói cùng các môn đệ rằng họ không thấy Ngài nữa cho đến khi Ngài trở lại.
15. Giô-sép đã bị cám dỗ bởi thế gian, thịt và huyết, của ma quỉ và ông chống lại mọi điều này. Chúa Cứu Thế bị cám dỗ bởi thế gian, thịt và huyết, ma quỉ. Ngài đã chiến thắng.
16. Giô-sép trở thành người cứu thế giới trong một khoảng thời gian, – ông cứu họ trong cơn đói kém. Chúa Giê-xu là Đấng Cứu Thế của toàn thế gian.
17. Giô-sép bị ghét bởi anh của ông và họ bán ông cho dân ngoại. Ông không thể biện hộ chính ông và ông bị đối xử bất công. Chúa Giê-xu bị bắt bởi môn đệ của Ngài, những người lãnh đạo tôn giáo giải Ngài đến quan La Mã là dân ngoại kết án Chúa, trong khi biết Ngài là người tội.
18. Phi-lát không tin vào sự tố cáo mà dân mang lại để chống đối Chúa Giê-xu. Ông tìm thấy Ngài vô tội, nhưng vẫn trừng phạt Ngài. Giô-sép phải chịu đau khổ bởi Phô-ti-pha, dẫu rằng ông biết Giô-sép vô tội. Phô-ti-pha trình điều đó trước Pha-ra-ôn, như Phi-lát trình điều đó trước Sê-sa.
19. Giô-sép được ơn trước chủ ngục. Trường hợp của Chúa Giê-xu, thầy đội La Mã nói cùng Ngài rằng, “ Thật, người nầy là con Đức Chúa Trời.”
20. Giô-sép bị giam chung với hai phạm nhân của vua, sau đó quan thượng thiện bị giết, còn quan tửu chánh được tha. Chúa Giê-xu bị đóng đinh giữa hai tên trộm cướp, sau đó một người bị kết án, còn một người được phước hạnh.
Trong Sáng thế ký đoạn 40 nầy, chúng ta sẽ thấy ý chỉ của Đức Chúa Trời, tại sao Ngài để Giô-sép phải ở tù trong thời điểm nầy.

GIÔ-SÉP GIẢI MỘNG CHO QUAN TỬU CHÁNH VÀ THƯỢNG THIỆN

Sáng thế ký 40:1-3, “Mấy việc nầy qua rồi, xảy có quan tửu chánh và quan thượng thiện của vua Ê-díp-tô phạm đến chúa mình. Pha-ra-ôn nổi giận cùng hai quan mình, là tửu chánh và thượng thiện, bèn đem họ cần ngục tại dinh quan thị vệ, là nơi đương cầm Giô-sép.”

Đây không phải là việc tình cờ. Điều này tỏ bày gì nơi đây? Chắc chắn nó tỏ bày cho chúng ta sự độc đoán, độc tài, trong cương vị và chính sách mà Pha-ra-ôn của xứ Ai Cập. Không hiểu rõ quan thượng thiện đã làm gì – có thể ông làm khét đồ ăn sáng của vua. Có vài điều nào đó không vừa lòng Pha-ra-ôn đem ông giam vào ngục. Còn quan tửu chánh đã làm gì? Có thể khi ông dâng rượu cho vua, đã lỡ vấp ngón chân và đổ rượu trên tấm thảm quý. Chúng ta không biết rõ, ở đây không nói với chúng ta tại sao cả quan tửu chánh và quan thượng thiện của Pha-ra-ôn bị giam trong tù, nhưng điều quan trọng là họ bị giam chung với Giô-sép. Giô-sép có một vai trò rất là tốt, dầu rằng tại đây ông đang ở tù, ông được ơn trước mặt chủ ngục nên chủ ngục giao cho Giô-sép cai quản các tù nhân khác. Bất cứ ông đi nơi nào, khả năng của ông chắc chắn được biết đến. Như Châm ngôn 18:16 có chép:“Của lễ của người nào dẹp đường cho người, Và dẫn người đến trước mặt kẻ sang trọng.”

Chắc chắn điều nầy thật sự xảy ra cho Giô-sép. Đức Chúa Trời đang hành động trên đời sống của ông với ý định và mục đích rất rõ ràng.

Sáng thế ký 40:4, “Quan thị vệ cắt phần Giô-sép hầu việc hai quan đó; họ bị ngồi ngục một ít lâu.”
Giô-sép làm quen với họ bởi vì ông hầu việc họ. Công việc của ông là chăm sóc khi họ đang ở trong tù. Do thiên hựu của Đức Chúa Trời an bài, hai vị tù nhân của vua rơi vào sự chăm sóc của Giô-sép khi ở tù chung với nhau. Hiển nhiên lắm là chỉ có khi mới vào thì Giô-sép bị nhốt, nhưng sau đó Giô-sép được thả lỏng trong tù, cũng giống hai quan của vua, dù ở trong tù nhưng không bị nhốt chặt, và họ đựơc chăm sóc ưu đãi hơn.

Sáng thế ký 40:5-6, “Cùng trong một đêm, quan tửu chánh và quan thượng thiện của vua Ê-díp-tô đương bị cầm ngục, thấy một điềm chiêm bao, mỗi người một chiêm bao, và mỗi chiêm bao có ý nghĩa rõ ràng. Sáng mai, Giô-sép đến cùng họ, nhìn thấy sắc buồn bực.”

Chúng ta thấy trong sách Sáng thế ký này ký thuật rất nhiều chiêm bao. Tác giả Môi-se ghi chép các chiêm bao này vì nó có ảnh hưởng đến đề mục ông giải luận. Theo thiên hựu của Đức Chúa Trời, Ngài đẹp lòng để cho chiêm bao đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử dân Ngài trong thời kỳ nầy. Những người ở mức độ thiêng liêng kém cỏi được Chúa khải thị cho họ qua chiêm bao.  

Cá nhân Giô-sép là người lạc quan, lúc nào cũng sáng sủa và nhạy bén, ông thấy hai người quan của vua Pha-ra-ôn đang ngồi nét mặt buồn rầu, khi họ có chiêm bao khó hiểu. Giô-sép quan tâm đến những người tù khác cùng cảnh ngộ với mình.

Sáng thế ký 40:7-8, “Giô-sép… bèn hỏi rằng: Ngày nay sao hai quan có sắc mặt âu sầu vậy? Đáp rằng: Chúng tôi có thấy một điềm chiêm bao mà không ai bàn giùm. Giô-sép rằng: Sự bàn chiêm bao há chẳng do nơi Đức Chúa Trời ư? Xin hãy thuật lại điềm chiêm bao của hai quan cho tôi nghe đi.”

Giô-sép dâng sự vinh hiển cho Đức Chúa Trời. Sau này chúng ta sẽ tìm thấy có vài người trai trẻ Hê-bơ-rơ ở trong triều đình ngoại quốc sẽ làm điều giống như vậy – Đa-ni-ên cũng dâng vinh quang cho Đức Chúa Trời. Mong muốn mỗi chúng ta là Cơ Đốc nhân trong ngày hôm nay cũng sẽ làm như vậy. Tất cả những điều gì chúng ta làm cho Chúa đều phải ngợi khen Đức Chúa Trời. Chắc chắn rằng Đức Chúa Trời được sự vinh hiển. Tin rằng một trong những lý do nhiều người trong chúng ta không nhận sự chúc phước nhiều, giống như Chúa muốn chúc phước cho chúng ta, bởi vì khi chúng ta nhận những điều tốt đẹp cho chính mình và không để sự vinh hiển cho Đức Chúa Trời. Chúng ta cần nhường sự vinh hiển cho Đức Chúa Trời. Giô-sép để sự vinh hiển cho Đức Chúa Trời. Ông nói  “Sự bàn chiêm bao há chẳng phải do Đức Chúa Trời. ”

Sáng thế ký 40:9-13, “Quan tửu chánh thuật điềm chiêm bao mình lại cho Giô-sép mà rằng: Trong chiêm bao, tôi thấy một gốc nho ở trước mặt tôi; gốc nho đó lại có ba nhành. Dường như thấy nhành nảy chồi, trổ bông, chùm có trái chín thì phải. Tay tôi đương cầm cái chén của Pha-ra-ôn; tôi hái nho đó, ép nước nho vào, rồi dâng tửu bôi vào tay Pha-ra-ôn. Giô-sép nói: Ý-nghĩa chiêm bao đó là thể nầy: Ba nhành nho tức là ba ngày. Trong ba ngày nữa, Pha-ra-ôn sẽ tha quan ra khỏi ngục, phục chức lại, quan sẽ dâng cái chén của Pha-ra-ôn vào tay người như cũ, như khi còn làm chức tửu chánh.”

Đây là điều thích thú thấy rằng Đức Chúa Trời dùng chiêm bao trong Cựu ước để khải thị. Chúng ta không thấy Đức Chúa Trời hành động cách đó trong Tân ước, bởi vì Kinh Thánh đã được hoàn tất. Ngày hôm nay chúng ta không cần chiêm bao, nhưng trong thời đó, Đức Chúa Trời đã nói trong chiêm bao, Ngài dùng các biểu tượng đơn giản mà có đầy đủ ý nghĩa cho họ hiểu. Quan tửu chánh nên hiểu dâng rượu thế nào – đó là điều ông đã làm cho Pha-ra-ôn. Sau nầy chúng ta sẽ thấy vua Nê-bu-cát-nết-sa có một giấc mơ của pho tượng. Bây giờ chắc chắn ông kể về pho tượng và với hình tượng – đó là điều mà ông có thể hiểu rất nhiều.

Giô-sép đã giải nghĩa chiêm bao và nói rằng quan tửu chánh sau ba ngày sẽ được thả.

Sáng thế ký 40:14, “Song khi quan được hưởng lạc lại rồi, xin nhớ đến tôi, làm ơn tâu cùng Pha-ra-ôn về nổi tôi, và đem tôi ra khỏi chốn nầy.”

Giô-sép nói: “Bây giờ trong ba ngày nữa quan sẽ được thả, nhưng tôi sẽ ở đây cho đến chết nếu không có ai kêu nài thế tôi. Tôi đã giải điềm chiêm bao cho quan – xin đừng quên tôi!” Bây giờ Giô-sép kể cho quan tửu chánh nghe về những việc đã xảy ra cho ông.

Sáng thế ký 40:15, “Vì tôi bị người ta bắt đem ra khỏi xứ của người Hê-bơ-rơ, và tại đây tôi cũng chẳng có làm gì mà bị cầm nơi lao lung nầy.”

Dầu bản ký thuật không có nói cho chúng ta biết rõ, nhưng quan tửu chánh có thể hứa là ông sẽ thay Giô-sép để nói với Pha-ra-ôn. Nếu tù nhân đòi phóng thích, phải đưa ra những lời giải thích, bào chữa cách rõ ràng. Giô-sép trình bày quá khứ xa xôi, lẫn những việc xảy ra gần đây, Giô-sép nói rằng mình đến Ai Cập vì bị bắt đem bán ra khỏi xứ. Điều này đáng làm cho quan tửu chánh chú ý. Giô-sép chẳng làm điều gì trái phép nhưng người ta đã hại ông. Lời giải thích của Giô-sép ngắn gọn vừa đủ cho quan tửu chánh hiểu sự việc. Chúng ta chú ý rằng Giô-sép không có tố cáo tội của các anh mình cho quan tửu chánh biết.

 

Sáng thế ký 40:16-17, “Quan thượng thiện thấy Giô-sép bàn mộng được tốt, bèn nói: Còn trong điềm chiêm bao của tôi đây, tôi đội ba giỏ bánh trắng trên đầu; trong giỏ cao hơn hết, có đủ món thực vật của thợ làm bánh hấp cho Pha-ra-ôn; chim đáp vào giỏ trên đầu tôi ăn các món đó.”

Giấc mơ của quan thượng thiện là nghĩa biểu tượng cho ông. Ông có thể hiểu giỏ bánh đầy, nó là bánh ngọt.

Sáng thế ký 40:18-19“Giô-sép đáp rằng: Ý-nghĩa chiêm bao nầy là, ba giỏ, tức là ba ngày. Trong ba ngày nữa, Pha-ra-ôn sẽ xử trảm quan, sai đem treo lên cây cho chim chóc ăn thịt quan vậy.”

Giô-sép giải nghĩa chiêm bao cho quan thượng thiện, nhưng có sự cảnh cáo rằng nó sẽ không tốt cho ông. Trong ba ngày nữa ông sẽ được đem ra và bị treo cổ, chim chóc sẽ ăn thịt ông. Đức Chúa Trời cho Giô-sép giải thích chiêm bao cách rõ ràng và chính xác.

GIẤC MƠ ĐƯỢC ỨNG NGHIỆM

Sáng thế ký 40:20-23, Đến ngày thứ ba, là ngày sanh nhựt của Pha-ra-ôn, người bèn bày tiệc đãi cả quần thần, và tha quan tửu chánh cùng quan thượng thiện ra khỏi ngục. Pha-ra-ôn phục chức quan tửu chánh lại như xưa, đặng quan nầy dân tửu bôi vào tay mình; nhưng lại hạ lịnh đem treo quan thượng thiện, y như lời Giô-sép đã bàn ra. Đoạn, quan tửu chánh chẳng còn nhớ đến Giô-sép nữa; quên người đi.”

Tội nghiệp cho Giô-sép! Bấy giờ, điều nầy có vẻ như sự tuyệt vọng, nguy khốn. Tại đây ông không phải là một tôi mọi, nhưng là người đã hàm oan.

Nếu Giô-sép có phạm tội thì khi bị nhốt vào tù là điều cũng đáng tội. Nhưng tội nghiệp cho người con trai này ở tù, vì đó là mục đích của Phô-ti-pha bỏ quên ông ta. Đó là cách để che lấp sự ô nhục đã xảy ra tại nhà ông. Giô-sép phải đền bù cho sự che đậy của Phô-ti-pha. Giô-sép chờ mong ánh sáng hy vọng, ấy là quan tửu chánh nên nhớ đến ông, để nói với Pha-ra-ôn. Điều nầy dường như cách tốt nhất để nói với Pha-ra-ôn. Nhưng quan tửu chánh quá vui vẻ vì ông đã được phục hồi chức để dâng rượu cho Pha-ra-ôn, vì thế cho nên ông đã quên Giô-sép. Đức Chúa Trời muốn Giô-sép ở đó vì Ngài có mục đích. Đáng lẽ thì quan tửu chánh phải nói với vua, “Có một người tù đang ở trong ngục là người vô tội – ông ấy không nên ở đó – ông ấy đã bị cáo gian, bị hàm oan. Ông ấy đã giải mộng cho tôi. Tôi rất biết ơn ông ấy, xin Pha-ra-ôn nếu thể được xin vua thả ông ấy ra.”

Dĩ nhiên Pha-ra-ôn sẽ thả Giô-sép ra, Giô-sép sẽ trở về nhà trong vùng của Ca-na-an, đến thời điểm mà Pha-ra-ôn cần Giô-sép để giải mộng cho Pha-ra-ôn, Giô-sép không còn ở đó. Đức Chúa Trời muốn giữ Giô-sép gần nơi đó và ngục tù là nơi thuận tiện – sẽ không gặp khó khăn khi Pha-ra-ôn cần tìm đến ông.

Mặc dầu có sự nản lòng, Giô-sép tin rằng Đức Chúa Trời đang hành động trên đời sống của ông, có nhiều bông trái của đức tin mà được bày tỏ ra. Ông đã trung thành trong các mối quan hệ của đời sống ông. Ông có sự trung thành với Phô-ti-pha. Trong tù ông có sự trung thành với vai trò người giữ ngục. Ông trung thành với Đức Chúa Trời, luôn luôn dâng vinh quang cho Đức Chúa Trời. Chúng ta sẽ thấy sau này ông cũng trung thành với Pha-ra-ôn. Giô-sép cũng sẽ trung thành với các anh của ông. Chúng ta thấy đức tin của Giô-sép làm ông trung thành. Tin rằng nếu mỗi chúng ta thật sự là người có đức tin, chúng ta sẽ trở nên người trung thành.       

Chúng ta đang sống trong thời kỳ có nhiều tệ trạng xấu đang xảy ra, đó là có nhiều người không thể trông cậy được. Như chúng ta sống và làm việc chung cơ quan, tổ chức, đoàn thể... mà lại không dễ gì tin cậy nhau được. Mong ước mỗi chúng ta cần gây dựng lòng tin tưởng nơi người xung quanh, thì chúng ta mới có thể có mối quan hệ tốt được.

Giô-sép là người như thế. Đức tin của ông làm ông trở nên trung tín, điều đó cũng cho thấy ông có cái nhìn lạc quan trong đời sống, dẫu rằng ông ở tù và bị cám dỗ, thử thách. Đức tin cho ông có sự thông cảm và lịch sự với tất cả mọi người. Chúng ta thấy ông đã đối xử tốt với quan tửu chánh và quan thượng thiện, sau này chúng ta sẽ thấy lòng tốt của ông đối với các anh của ông. Thêm một điều nữa đức tin của ông đã làm cho ông có sự khiêm nhường, hạ mình. Ông đã dâng sự vinh hiển cho Đức Chúa Trời trong mọi thành quả của ông. Ông là một người thật tốt! Ông cũng là một người có trách nhiệm nữa.

Vâng, ông tin cậy vào Đức Chúa Trời. Giô-sép tin cậy vào Đức Chúa Trời giống như tổ phụ của ông là Áp-ra-ham tin cậy Ngài, đức tin của ông đã sanh ra bông trái tốt.

Dầu Giô-sép bị bỏ quên trong tù, có vài người quên ông, nhưng Đức Chúa Trời không quên ông và Ngài đang làm việc trong đời sống của ông.

Đây là lời nhắn nhủ cho chúng ta. Dẫu hoàn cảnh chúng ta hiện nay là gì, nhưng chắc chắn công lý sẽ được bày tỏ. Có nhiều người trong chúng ta bị bắt bớ, ức hiếp. Chúng ta không nhìn thấy lối ra và chúng ta thường mong ước rằng nếu như Đức Chúa Trời gìn giữ chúng ta. Đây là lý do mà Đức Chúa Trời đã ghi chép câu chuyện của Giô-sép. Ngài muốn chúng ta biết rằng, Ngài đang chăm sóc và Ngài dẫn dắt đời sống của chúng ta. Nếu chúng ta là con cái của Ngài, Ngài sẽ cho phép nhiều việc xảy ra để đem đến lợi ích cho chúng ta. Sự sửa phạt của Ngài luôn luôn tốt cho chúng ta. Đức Chúa Trời thật tốt đẹp là dường nào.

Trình bày: Tổ BIÊN TẬP
Ngữ liệu: httlvn.org

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét

* Quý độc giả có thể để lại nhận xét bằng tiếng Việt (có dấu) hoặc tiếng Anh. Vui lòng gửi kèm thông tin (tên, SĐT hoặc email) để chúng tôi tiện liên hệ. Nhận xét được Tổ Quản trị - Ban Truyền thông HTTL Tân Nghĩa kiểm tra trước khi hiển thị.
* Chúng tôi sẽ phản hồi lại nhận xét trên website hoặc thông qua email duy nhất của Ban Truyền thông: tannghiamedia@gmail.com

ONLINE

QUỐC GIA TRUY CẬP

Flag Counter

Khách viếng thăm (Visitors)

Flag Counter

THỐNG KÊ BÀI VIẾT VÀ COMMENT

Tổng số lượt xem trang từ 23-05-2015

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác do Hội Thánh Tin Lành Tân Nghĩa quản lí mà không ghi rõ nguồn https://httltannghia.blogspot.com là vi phạm bản quyền!