Thứ Ba, 18 tháng 4, 2017

THƠ: Gặp Được Chúa!


Hỡi Cứu Chúa tôi là người tội lỗi
Đã được Ngài ban quyền phép trừ ma
Ngài cứu tôi thoát khỏi quỹ gian tà
Ban sức sống, thứ tha bao lầm lỗi

Tình yêu Chúa hơn lòng tôi mong đợi
Giờ nay đây đứng trước cảnh đau thương
Tôi nhìn Ngài, đôi dòng lệ tràn tuôn
Vì sao Chúa nếm đêm trường đau đớn?

Ba ngày rồi nước mắt tôi đổ xuống
Ngài là Vua sao lại chết thay tôi
Ngài là Vua sao lại chết Chúa ôi?
Tôi không thể dùng lời nào mô tả

Sáng hôm nay sương còn đọng trên lá
Tôi vội vàng chuẩn bị thứ thuốc thơm
Xức xác Ngài, tôi còn biết chi hơn?
Mong Chúa nhận tôi quỳ nơi chân Chúa

Ai sẽ lăn hòn đá ra khỏi cửa?
Tôi lắng lo và không khỏi suy tư
Đứng trước mộ tôi hoảng hốt: “Trộm ư?”
“Ai đã lấy xác Chúa tôi đi mất?”

Thiên sứ phán: “Ngài không ở đây thật
Sống lại rồi, Ngài là Đấng Phục Sinh”
Tôi vui mừng chạy đi báo bạn mình
Chúa đã sống trong bình minh nắng mới

Gặp được Chúa lòng vui như mở hội
Xin dâng Ngài với tất cả hồn linh
Từ hôm nay cho đến hết linh trình
Chúa chiếm ngự tâm linh con mãi mãi.      


Hoa Dã Quỳ

Thứ Hai, 17 tháng 4, 2017

KHTT- Cách bảo vệ tài khoản mạng xã hội Facebook


       Trong thời gian vừa qua, nhiều bạn trẻ Thanh Thiếu niên trong Hội Thánh thường xuyên bị mất quyền truy cập tài khoản Facebook (Hack Facebook), điều này rất nguy hiểm. Bởi lẽ, khi bị hack, chủ tài khoản sẽ bị lộ nhiều thông tin cá nhân, hơn nữa rất có thể đối tượng xấu dùng tài khoản này để nói xấu, tung tin xuyên tạc ảnh hưởng uy tín của chủ nhân tài khoản đó,... Do đó, trong chuyên mục Khoa học Thường thức hôm nay, Ban Hướng dẫn Thanh Thiếu niên phối hợp cùng Tổ Quản trị website sẽ hướng dẫn các bạn bảo vệ tài khoản Facebook của mình thông qua tính năng bảo mật 2 lớp.

       Thực chất bảo mật 2 lớp là cách các bạn bảo mật nâng cao hơn. Thay vì bình thường chúng ta chỉ nhập tên và mật khẩu thì nay Facebook sẽ gửi cho các bạn mã bảo vệ vào di động để chắc chắn rằng chính bạn là người đăng nhập.

Hướng dẫn thực hiện (trên máy tính)

Bước 1: Bấm vào nút mũi tên, chọn CÀI ĐẶT


Bước 2: Chọn BẢO MẬT



Bước 3: Trong phần Cài đặt bảo mật, trước hết nên thêm phần CẢNH BÁO ĐĂNG NHẬP

Thực hiện chọn theo chỉ dẫn dưới đây:

Bước 4: Thiết lập bảo mật 2 lớp bằng cách bấm Two-Factor Authentication và làm theo hướng dẫn bên dưới:


Khi đăng nhập như bình thường, Facebook sẽ thông báo yêu cầu nhập mã bảo vệ, chọn Bạn cần xác thực theo cách khác ? 

Chọn Sử dụng tin nhắn văn bản:


Dùng mã được gửi đến điện thoại để đăng nhập.
Nếu bạn đang dùng máy tính lạ thì nên chọn Đừng lưu, nếu sử dụng máy tính cá nhân của mình thì có thể Lưu cũng được. Sau đó chọn Tiếp tục.


       Lưu ý: Tổ Quản trị khuyến cáo các bạn không nên kết bạn một cách tràn lan trên Fcaebook. Đây là cách dễ nhất để hacker chiếm quyền sử dụng Facebook của bạn. Chúng tôi sẽ cung cấp kỹ hơn về cơ chế của bọn tội phạm mạng này trên các bài viết tới.

     Hy vọng rằng với những bước thao tác đơn giản trên, các bạn sẽ bảo vệ được tài khoản mạng xã hội Facebook của mình trước những nguy hiểm bảo mật thông tin trên mạng hiện nay.


Mọi thắc mắc xin liên hệ:
BAN TRUYỀN THÔNG HỘI THÁNH TÂN NGHĨA - TỔ QUẢN TRỊ
contact.bbtqt@gmail.com
hoặc Quản trị viên, các kỹ thuật viên và thông tín viên Website Hội Thánh để biết thêm thông tin.




Tác giả bài viết: Tổ Quản trị

Chủ Nhật, 16 tháng 4, 2017

Buổi Dã Ngoại Mừng Chúa Phục Sinh 2017 Của Các Ban Ngành

       Sau thì giờ thông công Mừng Chúa Phục Sinh, được sự giúp đỡ tài chính của 1 con cái Chúa trong Hội Thánh, lúc 11h45, một số thành viên trong Ban Hát Lễ Nhi đồng, Thiếu nhi, Thiếu niên và Thanh Tráng đã tổ chức buổi vui chơi dã ngoại tại Hồ Bơi Yết Kiêu (xã Tân Phúc). Buổi vui chơi kết thúc lúc 15h00 chiều cùng ngày.

Tin ảnh: BTV- NVHA





CT LỄ KỶ NIỆM CHÚA GIÊ-XU PHỤC SINH 2017 TẠI HTTL TÂN NGHĨA

CHƯƠNG TRÌNH
LỄ KỶ NIỆM CHÚA GIÊ-XU PHỤC SINH NĂM 2017


     Sáng hôm nay, Chúa nhật ngày 16/04/2017, hòa cùng không khí hân hoan kỷ niệm Chúa Giê-xu Christ sống lại, Hội thánh Tin Lành Tân Nghĩa tổ chức chương trình Mừng Chúa Phục Sinh vào lúc 07g30 tại Nhà nguyện Tin Lành số 228, CMT8, Hàm Tân với chủ đề: CHÚA SỐNG LẠI, câu gốc: Ma-thi-ơ 28:6a "Ngài không ở đây đâu; Ngài sống lại rồi."

     Hiện diện gồm quý Mục sư, Truyền đạo, Tín hữu 2 HT Tân Nghĩa & Hàm Thạnh. Chủ lễ: Quản nhiệm - Ms. Lê Văn Tiến. HDCT: Chấp sự Nguyễn Thị Hoàng.

     Sau phần hát dẫn, Ms. Quản nhiệm cầu nguyện khai lễ, Hội Thánh tôn vinh Chúa bài Thánh ca số 111 Chúa Sống cách mạnh mẽ. Trong chương trình, các Bài Thánh ca, Biệt Thánh ca, Thi ca với nội dung ca ngợi sự sống lại của Chúa được các ban hát lễ Ấu-Nhi đồng, Thanh-Thiếu niên và Thanh-Tráng niên của 2 HT dâng lên Chúa.

     Trong giờ giảng luận, MsQn giảng Lời Chúa với chủ đề: Những Bằng Chứng Chúa Sống, nhắc nhở Hội thánh Chúa hướng lòng mình về Đấng Phục sinh để sống đời sống đắc thắng, hết lòng thờ phượng hầu việc Chúa là Đấng Sống, bày tỏ xác chứng Chúa phục sinh bằng chính đời sống của mình cho người ngoại.

     Giờ thờ phượng kết thúc lúc 09h15 sau khi Thư ký Nguyễn Tấn Hậu cầu nguyện đáp ứng Lời Chúa và Ms Chủ lễ cầu nguyện chúc phước.

     Sau giờ nhóm, con cái Chúa trong Hội Thánh cùng nhau thông công trong bữa tiệc liên hoan Mừng Chúa Phục Sinh.


Thông tín viên: Thanh Trang, Thu Thảo, Hồng Duyên.
Một số hình ảnh ghi nhận được:


Quang cảnh phòng nhóm

Cs. Nguyễn Thị Hoàng - HDCT

MSQN cầu nguyện khai lễ

BTC "Ca khen Chúa Phục sinh" - Đơn ca

BTC "Vì Giê-xu sống" - Tráng niên Tân Nghĩa




Tiệc thông công Mừng Chúa Phục Sinh

Tác giả bài viết: Tổ Truyền thông

Thứ Bảy, 15 tháng 4, 2017

THƠ: Gặp Chúa Phục Sinh


Yên tịnh thay! Yên tịnh thay!
Hừng đông vừa rạng một ngày bình minh.
Sương mai ngọn cỏ lung linh,
Ma-ri cùng các bạn mình đến nơi.

Mộ phần Chúa đã nghỉ ngơi,
Vì sao cửa mộ, đã nơi đâu rồi?
Thoạt nhìn hốt hoảng một hồi,
Thì ra thiên sứ đã ngồi từ lâu.

Ma-ri than khóc âu sầu:
"Xin cho tôi biêt, nơi đâu xác Ngài."
Còn đang đau xót bi ai,
Bỗng đâu thấy Chúa, khi Ngài bước qua.

Ma-ri cứ ngỡ người ta,
Nàng bèn gặng hỏi biết là Chúa đâu?
Giê-xu tuyên phán nhiệm mầu:
"Ta đã sống lại, hãy mau rao truyền,

Môn đồ ta rõ ơn Thiên,
Vì Ta sắp sửa lên miền thiên cung."
Ma-ri khấp khởi vui mừng,
Chúa ta sống lại lạ lùng từ đây.

Phục sinh Cha thánh vinh thay!
Quyền năng Chúa sống từ nay vô cùng.
Bình minh lan tỏa không trung
Thị thành, hải đảo vui mừng xướng ca.

Tin vui rãi khắp sơn hà,
Tình yêu, hy vọng; nhà nhà bấy nay.
Ngàn năm cứ ngỡ một ngày,
Phục sinh nhớ Chúa, tỏ bày niềm tin.


LÊ MAI
Nguồn: httlvn.org

Mầu Nhiệm Phục Sinh


Nếu tín đồ các tôn giáo khác hãnh diện về một cái xương hay một sợi râu của vị giáo chủ mình đã tìm lại được, thì ngược lại, tín đồ Cơ Đốc giáo lại hãnh diện về một ngôi mộ trống, vì Chúa Giê-xu đã từ kẻ chết sống lại một cách vinh quang! Thật vậy, hai điểm nổi bật trong cuộc đời Chúa Cứu Thế là sự chết và sự sống lại của Ngài. Đó là hai sự kiện quan trọng và là trung tâm điểm của chương trình cứu rỗi mà Thiên Chúa đã thực hiện để cứu nhân loại ra khỏi tội lỗi và sự chết. Đức tin Cơ Đốc giáo đặt nền tảng trên sự chết và sự sống lại mầu nhiệm đó.

CÂU CHUYỆN VỀ SỰ CHẾT VÀ SỰ SỐNG LẠI CỦA CHÚA GIÊ-XU CƠ ĐỐC

Muốn biết sự chết và sự sống lại của Chúa Cơ Đốc đã xảy ra như thế nào, chúng ta hãy trở về với những trang Phúc Âm. Cả 4 sách Phúc âm đã ghi lại một cách cụ thể, rõ ràng và trung thực về sự chết và sự sống lại của Ngài (Ma-thi-ơ 27 & 28; Mác 15 & 16; Lu-ca 23 & 24; Giăng 19 & 20). Xin tóm lược câu chuyện như sau: Đến năm 30 tuổi, Chúa Giê-xu bắt đầu thi hành chức vụ của Ngài trên đất. Ngài đi đây đó, rao giảng Đạo Cứu rỗi, làm nhiều phép lạ và có nhiều người theo Ngài. Nhưng các lãnh tụ tôn giáo và chính quyền La Mã lúc bấy giờ chống đối và tìm cách giết Ngài. Họ bắt Ngài đem đi tra hỏi, đánh đập, sỉ nhục và cuối cùng đóng đinh Ngài trên cây thập tự. Sau khi chết, Ngài được một môn đồ tên là Giô-sép đến xin xác Ngài đem liệm rồi để trong một cái huyệt đục trong hốc đá lớn và lăn hòn đá chận cửa huyệt lại (đây là lối mai táng theo phong tục Do Thái). Cách 3 ngày sau, lúc tờ mờ sáng ngày thứ nhất trong tuần lễ (tức ngày Chúa Nhật) có mấy người đàn bà yêu mến Chúa đến thăm mộ. Kinh Thánh chép: “Kìa, đất rúng động dữ dội vì có thiên sứ của Chúa ở trên trời xuống đến lăn hòn đá ra mà ngồi ở trên. Hình dung của thiên sứ giống như chớp, áo trắng như tuyết. Vì cớ sợ hãi thiên sứ nên bọn lính canh run rẩy trở nên như người chết. Thiên sứ bèn nói cùng các người đàn bà đó rằng: “Đừng sợ vì ta biết các ngươi tìm Giê-xu là Đấng chịu đóng đinh trên cây thập tự giá. Ngài không ở đây đâu vì Ngài đã sống lại như lời Ngài đã phán. Hãy đến xem chỗ Chúa đã nằm. Rồi hãy đi mau báo cho môn đồ Ngài rằng Ngài đã từ kẻ chết sống lại. Kìa, Ngài đi qua xứ Ga-li-lê trước các ngươi, tại đó các ngươi sẽ thấy Ngài.” Họ bèn vội vàng ra khỏi mộ vừa sợ vừa cả mừng chạy báo tin cho môn đồ Ngài. Bỗng Chúa Giê-xu gặp họ mà phán rằng: “Mừng các ngươi, họ cũng đến ôm chơn Ngài và thờ lạy Ngài. Bấy giờ Chúa Giê-xu phán cùng họ rằng: “Đừng sợ, hãy đi báo cho anh em ta để họ đi qua Ga-li-lê, ở đó sẽ thấy ta” (Ma-thi-ơ 28:1-10). Sau đó, Chúa Giê-xu còn hiện ra nhiều lần, nhiều chỗ cho nhiều người xem thấy. Ngài ở với môn đồ 40 ngày rồi Ngài về trời và phán rằng: “Hãy đi khắp thế gian, giảng Tin Lành cho mọi người. Ai tin và chịu phép báp têm sẽ được rỗi; nhưng ai chẳng tin sẽ bị đoán phạt.” (Mác 16:15-16).

Sự phục sinh của Chúa Giê-xu là một biến cố kỳ diệu đến nỗi ngay những môn đồ của Ngài lúc mới đầu cũng không tin, nhưng cuối cùng họ đã thấy tận mắt, rờ tận tay và họ phải tin. Xưa nay cũng có nhiều người cố công tìm kiếm những chứng cớ, lý lẽ để hòng phủ nhận sự sống lại của Chúa Giê-xu, nhưng tất cả đều vô ích vì sự sống lại của Ngài là một thực tại lịch sử không ai có thể phủ nhận được.

            Ý NGHĨA SỰ CHẾT CỦA CHÚA GIÊ-XU CƠ ĐỐC

Tại sao Chúa Giê-xu phải chiu chết trên cây thập tự một cách đau thương như thế? Ngài chỉ nhập thế và dạy cho con người biết con đường cứu rỗi không đủ sao? Và nếu Ngài là Đấng Cứu Thế đến từ Thiên Chúa toàn năng thì Ngài có thể dùng quyền năng để cứu con người không được sao, hà tất phải chịu khổ và chết đau đớn như vậy? Đó là những câu hỏi thường được nhiều người nêu lên. Để trả lời cho vấn đề nầy, trước hết chúng ta cần tìm hiểu căn nguyên của sự đau khổ và sự chết mà loài người phải chịu. Tội lỗi, đau khổ và sự chết là ba nan đề mà từ xưa đến nay nhân loại không sao giải quyết nổi. Nếu xã hội loài người ngày càng văn minh, tiến bộ vượt bậc, ngày càng có thêm nhiều triết thuyết, chủ nghĩa và những phát minh khoa học tân kỳ thì ngược lại, đạo đức con người ngày càng bại hoại, tội lỗi đầy dẫy, đau khổ chất chồng và cuối cùng con người phải đối diện với sự chết, một thực tại kinh khiếp luôn ám ảnh, đe doạ và thách thức lý trí con người. Sự chết có thể đến với mỗi người bất cứ giờ nào, bất cứ nơi nào, không kỳ hẹn – già chết mà trẻ cũng chết; bịnh tật chết đã đành mà đang mạnh khoẻ cũng có thể chết bất đắc kỳ tử! Ôi! Sự chết là cái gì khủng khiếp và đầy bí ẩn! Trước cái chết như một nỗi bất lực ấy, con người có nhiều thái độ khác nhau: Có người nỗ lực, tìm tòi những phương thuốc “trường sinh” nhằm kéo dài sự sống nhưng rồi cũng vấp phải nấm mồ! Có người thì bi quan, miễn cưỡng, chấp nhận cái chết như một định mệnh nghiệt ngã mà Đấng Tạo Hoá dành cho con người hoặc coi “sự chết là qui luật của cuộc sống” để tự an ủi mình. Có người thì oán trách Thiên Chúa và đâm ra nghi ngờ sự hiện hữu của Ngài: Thật sự có Thiên Chúa, có Ông Trời? Ngài ở đâu và tại sao lại để cho con người đau khổ và chết chóc như thế? Cuối cùng, một thái độ cũng được nhiều người tán đồng là tìm cách thăng hoa cái chết, làm cho nó mang một ý nghĩa đẹp đẽ như “bước vào cõi vĩnh hằng”, “tiêu diêu miền cực lạc” hay “chuyển kiếp”… để mong lãng quên, không bị ám ảnh bởi cái chết. Có thể nói, cuộc đời con người là một chuỗi dài nỗ lực để vượt thoát, trốn chạy thật xa cái chết, nhưng rồi cuối cùng thần chết vẫn đuổi theo kịp!

Tại sao có sự chết và đau khổ? Sau khi chết, con người sẽ đi về đâu? Nhà thơ Bùi Giáng vốn là người thông thái về triết học, văn chương và cũng có niềm tin tôn giáo nào đó, nhưng đến cuối cuộc đời, ông cũng băn khoăn tự hỏi “Ngày sẽ hết tôi sẽ không ở lại. Tôi ra đi mà không biết đi đâu?”

Thực ra, có thể nói con người không thể nào tìm ra câu giải đáp thỏa đáng cho những thắc mắc về sự chết, đau khổ, đời sau, nếu không trở về với Kinh Thánh là lời của Thiên Chúa. Kinh Thánh đã trả lời một cách rõ ràng dứt khoát rằng: “Vì mọi người đếu đã phạm tội, hụt mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.” (Rô-ma 3:23) và “Tiền công của tội lỗi là sự chết” (Rô-ma 6:23). Loài người phải đau khổ và chết vì loài người đã phạm tội cùng Thiên Chúa. Thuỷ tổ của loài người là A-đam và Ê-va đã phạm tội nên phải mang lấy bản án tử ngay từ những ngày đầu tiên và từ đó nhân loại trên trái đất nầy là dòng dõi của ông bà phải rướt lấy hậu quả ấy như một án phạt của Thiên Chúa. “Cho nên như bởi một người mà tội lỗi đã vào trong thế gian, lại bởi tội lỗi mà có  sự chết và như vậy sự chết đã lan khắp mọi người vì mọi người đều đã phạm tội” (Rô-ma 5:12). Kinh Thánh phân biệt ba ý nghĩa của sự chết. Chết về tâm linh (tức là linh hồn không còn tương giao với Thiên Chúa), chết về thể xác (tức là chết tạm thời để chờ ngày phán xét) và chết cả thể xác lẫn linh hồn nơi hoả ngục (đây là sự chết vĩnh cữu, đời đời). Từ khi phạm tội, loài người nói chung đều đã chết về tâm linh, tức là bị phân cách, không giao thông được với Thiên Chúa và chết về thể xác, tức là thể xác trở về bụi đất còn linh hồn được ở một nơi gọi là âm phủ, chờ ngày phán xét cuối cùng để được sống đời đời hoặc bị chết đời đời.

Mặc dầu con người phạm tội và phải lãnh án chết như thế, Thiên Chúa vẫn hằng yêu thương con người là một tạo vật kỳ diệu của Ngài. Vì thế, ngay từ buổi sáng thế, Thiên Chúa đã dự bị một phương cách để giải cứu con người khỏi tội lỗi và hậu quả của nó là đau khổ và sự chết. Đó là Ngôi Hai Thiên Chúa giáng sinh mang hình hài con người, sống giữa nhân loại và cuối cùng hiến thân chịu chết thay cho tội lỗi của cả nhân loại trên cây thập tự. Chỉ có Chúa Giê-xu là Thiên Chúa thành người mới đủ tư cách đại diện cho cả nhân loại mà thôi. Sự chết của Ngài có giá trị chuộc tội cho cả thế gian và cứu nhân loại thoát khỏi án phạt là sự chết. Vì thế, có thể nói Ngài đã chiến thắng sự chết bằng chính cái chết của Ngài. Đó là lý do khiến Chúa Cứu Thế phải chịu chết vậy.

Sự chết của Chúa Giê-xu Cơ Đốc còn thể hiện đức công chính, thánh khiết và yêu thương là những bản tính của Thiên Chúa. Thiên Chúa là Đấng Thánh Khiết không chịu được tội lỗi nên khi con người phạm tội, thì phải bị đoán phạt. Nhưng Chúa Giê-xu tự nguyện hiến thân chết thế cho cả nhân loại để nhờ Ngài mà nhân loại được trắng án và được sống. Kinh Thánh chép “Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết.” (Rô-ma 5:8). Sự hiến thân chịu chết của Ngài cũng minh chứng một tình yêu vô biên tuyệt diệu: Ngài là Thiên Chúa quyền năng, vô tội bằng lòng chịu chết vì tội lỗi của nhân loại. Ngài phải chết để nhân loại được sống.

            Ý NGHĨA SỰ SỐNG LẠI CỦA CHÚA GIÊ-XU CƠ ĐỐC

Sự chết và sự sống lại của Chúa Giê-xu là hai sự kiện bất khả phân ly: Không thể có sống lại nếu không chết và nếu Ngài không sống lại thì cũng không ích lợi cho ai cả. Đó cũng chỉ là cái chết của một bậc anh hùng đại nghĩa đáng ca tụng mà thôi chứ không thể giải thoát con người khỏi sự chết. Vâng! Ngài đã sống lại! Những chứng cứ về sự sống lại của Chúa Giê-xu được bày tỏ trước hết qua ngôi mộ trống hiện vẫn còn ở xứ Do Thái, thứ đến qua những lần xuất hiện sau khi sống lại được ghi rõ trong Kinh Thánh và cuối cùng qua sự sống của Ngài trong mỗi đời sống Cơ Đốc nhân.

Tại sao Chúa Giê-xu phải sống lại? Sự sống lại của Ngài có ích lợi gì cho chúng ta?

Trước hết, chính sự phục sinh của Ngài đã cho chúng ta hiểu được ý nghĩa sự chết của Ngài. Ngài đã dạy rằng: “Nếu hạt lúa mì chẳng rơi xuống đất mà chết thì cứ chỉ một mình, nhưng nếu chết đi thì kết quả nhiều (Giăng 12:24). Một hạt giống cần được gieo xuống đất và tan rã để thành cây và sinh hoa trái, nhưng nếu chỉ bị tan rã mà không nẩy mầm thì đó là một hạt giống vô ích. Cũng thế, nếu Chúa Giê-xu Cơ Đốc không sống lại thì sự chết - một thực tại kinh khiếp đe doạ con người - vẫn còn nguyên vẹn và con người vẫn chưa được giải thoát. Nếu Ngài không sống lại thì làm thế nào có thể cứu nhân lại khỏi sự chết mà đến sự sống được? Và như thế Ngài không phải là Đấng Cứu Thế!

Hơn nữa, sự phục sinh của Chúa Cứu Thế bảo đảm cho sự sống lại của những kẻ tin Ngài. Thánh Phao-lô đã phân tích một cách rõ ràng mối tương quan chặt chẽ giữa sự sống lại của Chúa Giê-xu và sự sống lại của những kẻ tin Ngài. Ông xác quyết: “Như trong A-đam mọi người đều chết, thì cũng một lẽ ấy, trong Đấng Christ mọi người đều sẽ sống lại (I Côr.15:11). Chưa ai từ kẻ chết sống lại và sống mãi mãi trừ ra Chúa Giê-xu Cơ Đốc. Kinh Thánh gọi Ngài là “trái đầu mùa của những kẻ ngủ (chết)”. Có lẽ đến đây bạn sẽ thắc mắc là chúng ta sống lại như thế nào? Thân xác chết đi, trở về với cát bụi thì làm sao sống lại?Than thể đó sẽ ra sao? Kinh Thánh cũng cho biết rằng thân thể chúng ta khi sống lại là thân thể vinh quang, thiêng liêng và kỳ diệu: “Thân thể đã gieo ra là hư nát mà sống lại là không hay hư nát; đã gieo ra là nhục mà sống lại là vinh; đã gieo ra là thể huyết khí mà sống lại là thể thiêng liêng. Nếu có thể huyết khí thì cũng có thể thiêng liêng” (I Côr. 15:42-44). Sự phục sinh của Chúa Giê-xu mang lại cho chúng ta một niềm hy vọng sống: Ngài đã sống lại và những kẻ tin Ngài chắc chắn sẽ được sống lại để hưởng phước hạnh khi Chúa trở lại. Chính Chúa Giê-xu đã phán “25Ta là sự sống lại và sự sống; kẻ nào tin Ta thì sẽ sống, mặc dầu đã chết rồi. 26 Còn ai sống và tin Ta thì không hề chết. Ngươi tin điều đó chăng?” (Giăng 11:25-26).

Cuối cùng, sự phục sinh của Chúa Giê-xu đã trả lời một cách dứt khoát cho những nghi vấn quan trọng của con người xưa nay, rằng: Thiên Chúa thực hữu, Ngài là Đấng Toàn Năng; chết không phải là hết, đời sau là một thực tại, không còn nghi ngờ gì nữa! Sau khi chết, con người sẽ sống lại để được ban thưởng trong Nước thiên đàng phước hạnh hoặc bị trừng phạt nơi Hỏa ngục khổ đau tùy theo công việc mình làm lúc còn sống, như Kinh Thánh chép “Ai đã làm lành thì sống lại để được sống, ai đã làm dữ thì sống lại để bị xét đoán.” (Giăng 5:29)

*Nếu tội lỗi đã phá vỡ mối tương giao giữa con người và Thiên Chúa thì sự chết và sự sống lại của Chúa Giê-xu Cơ Đốc đã tái lập “mối quan hệ bình thường”, thiết lập mối giao hảo giữa Trời và Người. Sự chết của Chúa đóng vai trò tẩy rửa, công chính hoá nhân loại và sự sống lại của Chúa đem lại cho con người niềm hy vọng sống

Thưa bạn đọc thân mến, sự cứu rỗi trong Danh Chúa Giê-xu Cơ Đốc là một ơn Thánh sủng, là quà tặng của Thiên Chúa ban cho để nhân loại nhờ đó nhận được sự sống đời đời và điều kiện duy nhất để bạn nhận được sự cứu rỗi là mở lòng ra tiếp nhận Chúa Giê-xu Cơ Đốc là Cứu Chúa của mình, là Đấng đã chịu chết vì bạn và đã sống lại để bạn nhận được sự sống và sự sống vĩnh cửu.

Chúng tôi tha thiết khuyên mời bạn hãy tin nhận Chúa Giê-xu làm Cứu Chúa của mình để tội được tha, linh hồn được cứu khỏi sự đoán phạt và được hưởng sự sống phong phú từ Chúa Phục Sinh ngay hôm nay. Lời Chúa hứa “Vậy nếu miệng ngươi xưng Đức Chúa Jêsus ra và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, thì ngươi sẽ được cứu.” (Rô-ma 10:9). 

Nếu bạn muốn đặt niềm tin của mình nơi Chúa Phục sinh, xin hãy cầu nguyện theo những lời sau đây:

Kính lạy Chúa Giê-xu là Thiên Chúa đã yêu thương con, chịu chết trên thập tự giá để chuộc tội cho con và đã sống lại để ban cho con niềm hy vọng sống. Nhưng bấy lâu nay con chưa nhận biết Ngài và chưa đặt niềm tin nơi Ngài. Bây giờ con quyết định tin nhận Chúa và mời Chúa ngự vào lòng con. Xin Chúa tha tội cho con, biến đổi cuộc đời con và giúp con bước đi theo Chúa trọn đời. Con thành tâm cầu nguyện trong Danh Chúa Giê-xu. A-men!


           Mục sư Trịnh Phan
           Mùa Phục sinh 2017
Nguồn: httlvn.org

CT LỄ KỶ NIỆM CHÚA JÊSUS CHỊU THƯƠNG KHÓ 2017 TẠI HTTL TÂN NGHĨA

CHƯƠNG TRÌNH
LỄ KỶ NIỆM CHÚA JÊSUS CHỊU THƯƠNG KHÓ 14-04-2017 TẠI HTTL TÂN NGHĨA





      Vào lúc 19h30, ngày 14/04/2017, tôi con Chúa Hội Thánh Tin Lành Tân Nghĩa cùng nhau nhóm lại trong chương trình Lễ Kỷ niệm Chúa Chịu Thương Khó với chủ đề: NHỚ CHÚA. Câu gốc: I Cô-rinh-tô 11:24c. Chủ lễ: MsQn. Lê Văn Tiến, Hướng dẫn chương trình: CS. Nguyễn Tấn Hậu (Thư ký HT). Hiện diện gồm quý Mục sư, truyền đạo, các tín hữu 2 Hội Thánh Tân Nghĩa, Hàm Thạnh.


      Thư ký HT Nguyễn Tấn Hậu có lời chào mừng, giới thiệu. Sau thì giờ ngợi ca Chúa của Hội chúng, MSQN cầu nguyện khai lễ. Tiếp theo đó, các bài Thánh Ca, Biệt Thánh ca, Kinh Thánh, Thi ca, ... với nội dung nói về sự Thương Khó và Sự Chết của Chúa Giê-xu được các Ban Nhi đồng, Thiếu nhi, Thanh Thiếu niên, Thanh Tráng của 2 Hội Thánh dâng lên Chúa với cả tấm lòng biết ơn. 

      Mục sư Quản nhiệm có Lời Chúa chia sẻ cho quý con cái Chúa về chương trình cứu rỗi vĩ đại của Đức Chúa Trời cho nhân loại, vì sự hy sinh cao cả của Con Một Ngài mà tội lỗi chúng ta được Chúa tha thứ, và nhắc nhở Tín hữu "Hãy làm điều nầy để nhớ Chúa". Sau giờ giảng luận, ông Thư ký HT cầu nguyện đáp ứng Lời Chúa. 

      Sau đó, Hội Thánh cùng thông công với nhau qua Thánh Lễ Tiệc Thánh do MsQn cử hành và phân phát. 

      Chương trình kết thúc lúc 21h30 sau lời cầu nguyện tất lễ của Phu nhân MsQN và cầu nguyện chúc phước của Mục sư Chủ lễ.  


Thông tín viên: Thanh Trang - Thu Thảo 
Một số hình ảnh ghi nhận được:


Quang cảnh phòng nhóm

TC 639 "Tình Yêu Trời" - Ban hát Nhi đồng

BTC "Thương khó" - Thúy Nga TB.TTN

Thi ca Thương khó - 3 Thiếu nhi

Thánh sử Chúa Chịu Thương Khó - 1 Chấp sự

Giảng luận đề tài "NHỚ CHÚA" - Ms Quản nhiệm

Thư ký HT cầu nguyện đáp ứng

BTC "Chén Đau Thương" - Cô Thu Thanh

TC 592 "Phút Suy Tư" - Ca đoàn Thanh-Tráng

Phu nhân MsQN cầu nguyện tất lễ.


Tác giả bài viết: Tổ Truyền thông.

Thứ Sáu, 14 tháng 4, 2017

Ban Tôn giáo Chính phủ chúc mừng HT.LHCĐVN nhân dịp Lễ Phục sinh 2017

     Ngày 13/04/2017, tại Văn phòng Tổng Hội - Hội Thánh Liên Hữu Cơ Đốc Việt Nam (14/6b, Trịnh Thị Miếng, ấp Đông, xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, Tp.HCM), đoàn lãnh đạo Ban Tôn giáo Chính phủ do ông Trần Tấn Hùng - phó Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Tổng Hội nhân dịp Lễ Kỷ niệm Chúa chịu Thương khó & Phục Sinh 2017.

     Cùng đi với đoàn còn có bà Thiều Thị Hương - Vụ trưởng vụ Tin Lành - Ban TGCP và một số thành viên khác.

     Về phía Giáo hội, tiếp đoàn có Mục sư Đinh Thiên Tứ - Hội trưởng Hội Thánh Liên Hữu Cơ Đốc Việt Nam cùng các Mục sư trong Ban Thường vụ Tổng Hội.

     Sau khi 2 bên giới thiệu các thành viên, đại diện Ban TGCP đã có những thông tin về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, đồng thời lắng nghe, tiếp nhận những kiến nghị của Tổng Hội về những vẫn đề liên quan đến lĩnh vực tôn giáo như một số điều của luật tôn giáo, những nhu cầu của Hội Thánh địa phương...

     Sau thời gian trao đổi giữa 2 bên, ông Trần Tấn Hùng đã thay mặt Đảng và Nhà nước chúc mừng và trao tặng lẵng hoa cho Thường vụ Tổng Hội nhân dịp Lễ Kỷ niệm Chúa chịu Thương khó và Phục Sinh 2017.

     Mục sư Hội trưởng Đinh Thiên Tứ thay mặt HT.LHCĐVN có lời cảm ơn và chúc sức khỏe đến phái đoàn.

Một số hình ảnh ghi nhận:




Tác giả bài viết: Tổ Truyền thông

Thứ Năm, 13 tháng 4, 2017

THƠ: Mọi Việc Được Trọn


Mọi Việc Được Trọn


Con đường thương khó Chúa đi qua
Chông gai, sỉ nhục chất thân ngà
Chén đắng, cô đơn trong chiều vắng
Ghết-sê-ma-nê trải bi ca

Môn đồ thân cận đã ngủ say
Chẳng ai chịu thức, chỉ mình Thầy
Cầu nguyện khẩn xin Cha cất chén
Nhưng mà theo ý của Cha đây!

Nào dậy đi hè kẻ bắt ta
Đã đến rồi kia lối chiều tà
Sao dùng cái hôn để bội phản?
Cho lòng Cứu Chúa nát tan ra

Vác thập giá kìa Chúa bước đi
Những bước xiêu tó nặng chân ghì
Gô-gô-tha đó treo thân Chúa
Mọi việc được trọn Thánh Kinh ghi

Ngài trả xong rồi, tôi trả chi?
Mọi sự vì tôi Chúa chịu thì
Tôi trả chi cho Ngài, hỡi Chúa?
Nguyện theo chân Chúa trọn lối đi

Tôi bước theo Ngài mỗi sớm mai
Biết rằng đường đi vẫn còn dài
Đau khổ, gian nan xin Chúa giúp
Để tôi trọn bước theo Cha sai

Rồi trọn đời tôi ở với Ngài
Thiên đàng sắm sẵn chẳng hề sai
Tuyệt vời phần thưởng Chúa ban tặng
Cho anh, cho tôi yêu mến Ngài.

Hoa Dã Quỳ

Thứ Hai, 10 tháng 4, 2017

THƠ: Chén Đau Thương

Chén Đau Thương


"Vì nầy là huyết ta, huyết của sự giao ước đã đổ ra cho nhiều người được tha tội." - Ma-thi-ơ 26:28 
"23 vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, 24 và họ nhờ ân điển Ngài mà được xưng công bình nhưng không, bởi sự chuộc tội đã làm trọn trong Đức Chúa Jêsus Christ" - Rô-ma 3:23-24 
"Ban Đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất." -Sáng-thê Ký 1:1 
"Đức Giê-hô-va sẽ ban sức mạnh cho dân sự Ngài; Đức Giê-hô-va sẽ chúc phước bình an cho dân sự Ngài." - Thi-thiên 29:11 

Chúa tôi uống chén đau thương, 
Cho tôi sự sống trên đường hiển vinh! 
Chúa tôi, Ngài đã hy sinh, 
Giê-xu chịu chết, quên mình vì tôi! 
Chúa tôi làm hết cả rồi, 
Con Đường Cứu Rỗi cho tôi và người! 

Có ai như Chúa trên đời, 
Công bình, vô tội, muôn đời không thay? 
Ngài tạo nên trái đất này, 
Con người, sự sống, đêm ngày, không gian... 
Mọi điều có Chúa sẵn ban, 
Trong Ngài tôi có bình an, thỏa lòng... 

Đời tôi sẽ mãi cậy trông, 
Nơi tình yêu Chúa mênh mông vô bờ! 
Bạn ơi, xin chớ chần chờ, 
Mau tin nhận Chúa, tôn thời Ngài thôi! 
Chén đau thương, Chúa uống rồi, 
Quyền năng Đấng Christ xóa bôi tội tình! 

Tiểu Minh Ngọc
Nguồn: vietchristain.com

Sống Hay Chết


       Nó nằm đó, giữa cánh đồng, trần truồng, không một mảnh vải che thân. Rốn vẫn chưa được cắt, máu vẫn dính đầy mình, chẳng ai đoái thương.

       Người đi ngang qua, thấy nó cựa quậy trong máu, bèn cứu nó.
       Nó lớn lên, trở thành một thiếu nữ xinh đẹp và nổi danh, khắp các nước đều biết đến vẻ huy hoàng, tuyệt mỹ của nó.

       Nhưng, nó dựa vào sắc đẹp mình, dâm đãng với mọi người qua lại. Nó lấy mọi thứ Người ban tặng để tặng lại cho những kẻ nó muốn dâm ô cùng.

       Nó quên hết những ngày thơ ấu trần truồng, trơ trụi, cựa quậy trong vũng máu mình.

       Người buông nó ra.

       Không còn sự bảo vệ của Người, nó bị lột trần, bị tước đoạt, bị bại hoại, bị nhơ nhuốc, nhục nhã bị trần truồng nằm giữa vũng máu mình.

       Nó kêu khóc!
       Người thương cảm đưa nó về lại nhà nó.

       Trong suốt 4000 năm qua, chưa bao giờ Đức Chúa Trời ngừng đeo đuổi dân tuyển Do Thái của Ngài

       Từ một dân nô lệ Chúa giải cứu họ ra khỏi Ai Cập, và làm cho họ thành một quốc gia lớn, các nước xung quanh đều khiếp sợ.

       Nhưng, họ thích chơi với dân ngoại, thích giống dân ngoại, thích tham dự vào các việc tội lỗi của dân ngoại. Chúa cáo trách họ nhưng họ không thích nghe.

       Ngài bỏ mặc họ. Họ bị lưu đầy trở lại kiếp nô lệ như xưa

       Bất cứ nơi nào họ đến họ cũng bị xua đuổi, khinh bỉ, miệt thị.
       Họ động đến vật gì thì vật đó bị gọi là dơ dáy.

       Họ thường xuyên bị hỏa hình, bị bỏ vào lò thiêu, bị treo cổ, bị dìm nước, bị thọc tiết, bị chôn sống. Bị trút lên đầu tất cả những tội lỗi mà họ không hề gây ra.

       Đức Quốc Xã nghĩ ra nhiều cách để có diệt chủng được họ nhanh nhất.
       Chúng đào những hố lớn, xô họ xuống, rồi đổ xăng vào thiêu.
       Chúng dìm đầu họ vào bể nước, tung trẻ em lên trời rồi bắn.
       Chúng quẳng họ vào lò thiêu sức nóng 800 độ.
       Cuối cùng chúng tự đắc khi tìm ra kế nhét nhiều người vào trong một chiếc xe và đóng cửa lại xả hơi ngạt, chỉ cần 8 phút tất cả chết hết. Sáu triệu người Do Thái đã bị giết trong chiến dịch này.

       Người ta lấy tóc của họ làm đệm, lấy hộp sọ của họ để chặn giấy trên bàn làm việc.
       Trong cơn gian truân, khốn cùng đó họ nhận ra rằng bỏ Chúa khiến họ mất đi sự bảo vệ của Ngài. Đồng hóa với dân ngoại dẫn họ đến cái chết. Họ quyết định cùng nhau trở về miền đất hứa.

       Đất hứa của họ đã đã bị mấy chục triệu người Ả- Rập chiếm lấy. Mà chống lại Ả Rập cũng đồng nghĩa với chống lại cả khối Ả Rập và Đế quốc Anh lúc đó là liên minh của Ả Rập.

       Dầu vậy từ khắp mọi nơi trên thế giới họ quyết tâm trở về, bằng máy bay, bằng tầu thủy và bằng cả đường bộ. Nhiều người đã băng rừng lội suối đi bộ nhiều ngày tháng để trở về.
       Họ bắt đầu mua một vườn cam, rồi đến một nông trại, rồi dần dần họ đuổi người Ả Rập ra dành lại được đất hứa của mình.

       Gần 2000 năm lưu vong, vậy mà sau một thời gian ngắn trở về lập quốc, Chúa đã biến đổi họ.
       Một đất nước rất nhỏ, trước mặt là biển, xung quanh là kẻ thù liên minh Ả Rập. Đất đai 95% là rất khô hạn, vậy mà Đức Chúa Trời đã khiến nó trổ hoa như bông hường.

       Đất nước của những cái nhất, nền nông nghiệp tiên tiến nhất, nhiều doanh nhân thành công nhất, nhiều tập đoàn tài chính lớn nhất….những gã khổng lồ công nghệ lớn nhất, một thiên đường giữa sa mạc.

       Dân số chiếm 1% thế giới nhưng lại nắm giữ 20% tài sản của cả thế giới, là quốc gia khởi nghiệp nơi có trí tuệ sáng tạo nguồn gốc của mọi của cải, nơi có những thương nhân số 1 thế giới.

       Bạn thân mến! Chúa đặt trước mặt bạn hai con đường, sự sống và sự chết. Sự phước hạnh và rủa sả. Hãy chọn sự sống, hãy nghe và vâng theo tiếng Ngài, vì Ngài là sự sống. Đừng làm theo đời này, đừng bán mình làm nô lệ cho kẻ thù, nộp chi thể mình cho tội lỗi như một đồ dùng gian ác. Nếu làm vậy bạn chắc chắn sẽ bị chúng cướp, giết và tận diệt.

       Ê-xê-chi-ên 16

Debbie Thủy
Nguồn: https://hoithanh.com/34827/song-hay-chet.html#prettyPhoto

ONLINE

QUỐC GIA TRUY CẬP

Flag Counter

Khách viếng thăm (Visitors)

Flag Counter

THỐNG KÊ BÀI VIẾT VÀ COMMENT

Tổng số lượt xem trang từ 23-05-2015

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác do Hội Thánh Tin Lành Tân Nghĩa quản lí mà không ghi rõ nguồn https://httltannghia.blogspot.com là vi phạm bản quyền!