Năm nay 2017, kỉ niệm 500 năm Công Cuộc Cải Chính Giáo Hội Cơ-đốc, mời quý độc giả đọc phần tóm tắt của công cuộc Cải chính này.
Công Cuộc Cải Chính Giáo Hội trong thế kỷ 16 khởi xướng ra như cuộc trình bầy về ân sủng của Đức Chúa Trời làm thay đổi thế giới sâu xa nhất kể từ khi Hội Thánh bắt đầu và lan rộng. Đây không phải chỉ là một việc làm đơn lẻ, cũng không lãnh đạo bởi một người.
Phong trào thay đổi lịch sử này đã diễn ra qua nhiều giai đoạn và nhiều thập niên. Tuy nhiên ảnh hưởng cuối cùng thật vĩ đại. Sử gia nổi danh của Hội Thánh là Philip Schaff, đã viết:
“Công Cuộc Cải Chính Giáo Hội Cơ đốc trong thế kỷ 16, bên cạnh việc giới thiệu Cơ Đốc Giáo, là một sự kiện vĩ đại nhất trong Lịch Sử. Công Cuộc Cải Chính Giáo Hội ghi dấu sự chấm dứt của Thời Trung Cổ và khởi đầu của thời hiện đại.” Trung tâm của Công Cuộc Cải Chính Giáo Hội là sự tìm lại Phúc Âm chân chính của Chúa Cứu Thế Giê-xu, cuộc phục hồi này ảnh hưởng không so sánh được đối với giáo hội, quốc gia và cả dòng văn minh Tây Phương.
Dưới sự hướng dẫn của bàn tay Đức Chúa Trời, hoàn cảnh thế giới đã đặc biệt sẵn sàng cho Cuộc Cải Chính. Giáo Hội lúc đó đang cần một cuộc cải tạo. Tình trạng đen tối tâm linh đã xâm nhập vào Hội Thánh Thời Trung Cổ. Thánh Kinh là cuốn sách đóng kín lại. Sự ngu dại tâm linh cai quản tâm trí con người. Phúc Âm bị bóp méo. Truyền thống giáo hội thắng hơn chân lý thiêng liêng. Thánh khiết cá nhân bị bỏ quên. Các truyền thống thối tha của con người bao phủ lên hàng giáo phẩm. Sự nhũng đoạn vô đạo đầu độc cả lý thuyết lẫn thực hành.
Mặt khác, một ngày mới đã bắt đầu.
Các nước phong kiến đang nhường chỗ cho các nước quốc gia. Cuộc tìm tòi đất mới lan rộng. Christopher Columbus tìm ra Tân Thế giới năm 1492.
Các đường thương mại được mở ra. Tầng lớp trung lưu nổi dậy.
Các cơ hội học tập được gia tăng. Tri thức được nhân rộng.
Việc Sáng chế ra máy in của Johannes Gutenberg năm 1454 đã góp phần phổ biến tư tưởng. Dưới tất cả các ảnh hưởng này phong trào Phục Hưng đã lên cao điểm. Hơn thế nữa, một cuộc thay thế sâu xa hơn trong hoàn cảnh thế giới sẽ được Công Cuộc Cải Chính đưa đến, tạo nên những thay đổi quan trọng, đặc biệt là trong giáo hội của Chúa Cứu Thế Giê-xu.
Công Cuộc Cải Chính phát sinh tại đâu? Phong trào đầy sức mạnh này xẩy ra như thế nào? Phổ biến ra sao? Ai là những lãnh đạo then chốt đã thắp ánh đuốc đầu tiên? Lời dạy nào của Kinh Thánh đã được tung ra trên thế giới vào giai đoạn này?
Để trả lời các câu hỏi này, chúng ta phải tập trung vào các vĩ nhân đức tin lãnh đạo Công Cuộc Cải Chính Giáo Hội này.
Vào đầu thế kỷ 16, Đức Chúa Trời đã dấy lên một loạt những gương mặt ý chí rất mạnh mà lịch sử gọi là Các Nhà Cải Chính. Trước đó cũng đã có các nhà cải chính Giáo Hội, nhưng những người nổi danh trong giai đoạn này là những học giả uyên bác, các thánh nhân và những nhà lãnh đạo cải chính thành tín ma giáo hội từng có. Các vị này đào sâu vững vàng trong Thánh Kinh và can đảm đối đầu với mọi chống đối. Họ được trang bị bằng niềm tin sâu nhiệm đối với chân lý và tình thương của Giáo Hội Chúa Cứu Thế đến nỗi đưa họ đến chỗ đem Giáo Hội trở về với tiêu chuẩn của Thánh Kinh. Đây là những ánh sáng cho một ngày tăm tối.
Theo sử gia Stephen Nichols thì: Các nhà Cải Chính Giáo Hội không coi họ như những nhà sáng chế, phát minh hay sáng tạo. Nhưng chỉ xem những nỗ lực của họ như là việc phục hồi lại. Họ không tạo ra điều gì mới nhưng chỉ làm sống lại những gì đã chết. Họ trở về với Thánh Kinh và thời đại các Sứ Đồ, cũng như như giáo hội thời các Giáo Phụ như Thánh Augustine (354-430) để tìm ta khuôn mẫu cho Giáo Hội và cải tạo Giáo Hội. Công thức của các nhà Cải Chính là: “ecclesia reformata, simper reformanda” nghĩa là: Giáo Hội được cải chính và luôn luôn được cải chính.
Đúng thời gian, sứ điệp của Các Nhà Cải Chính được thu gọn trong năm khẩu hiệu gọi là năm Solas của Cuộc Cải Chính:
Sola Scriptura Chỉ tin vào Thánh Kinh
Sola Christus Chỉ tôn thờ Chúa Cứu Thế
Sola Gratia Chỉ nhờ Ân Sủng
Sola Fide Chỉ bởi Đức tin
Soli Deo Gloria Vinh quang chỉ thuộc về Chúa
Khẩu hiệu đầu tiên, sola Scriptura là điểm chuẩn của phong trào Cải Chính.
Khi các nhà Cải Chính nêu cao khẩu hiệu Chỉ tin vào Thánh Kinh mà thôi, họ biểu lộ cam kết đối với thẩm quyền của Đức Chúa Trời qua Thánh Kinh. Mục sư James Boice tóm tắt niềm tin căn bản của họ: “Thánh Kinh là thẩm quyền tối hậu của chúng ta – không phải hàng giáo phẩm, không phải Giáo Hội, không phải các truyền thống của giáo hội hay những Công Đoàn Giáo Hội, cũng càng không phải những thông tin cá nhân hay những cảm nghĩ khách quan, mà chỉ Thánh Kinh mà thôi.”
Phong Trào Cải Chính tin rằng Thẩm Quyền tối hậu thuộc về Thánh Kinh mà thôi.
Các solas khác như sola Christus, sola gratia, sola fide và soli Deo Gloria đều phát xuất từ sola Scriptura cả.
Nhà Cải Chính Giáo Hội đầu tiên là một tu sĩ dòng Augustine, người đã đóng 95 Luận Đề chống lại Giáo Hội về việc bán bùa xá tội lên cửa nhà thờ Castle tại Wittenberg, Đức Quốc ngày 31 tháng Mười năm 1517.
Tên người là Martin Luther (1483-1546), khởi đầu cho cuộc Cải Chính.
Các vị khác nối tiếp theo như Ulrich Zwingli (1484-1531),
Hug Latimer (1487-1555),
Martin Bucer (1491-1551),
William Tyndale (ca. 1494-1536)
và Jean Calvin (1509-1564).
Các vị này đều cam kết tin vào lời dạy của Chúa trong Thánh Kinh và ân sủng của Đức Chúa Trời.
Năm 1383 cuộc hôn phối của Công Chúa Anne người Bohemia với Vua Richard II nước Anh đã tạo nên một quan hệ giữa hai nước và nối kết những giáo huấn ‘cải chính’ sớm của John Wycliffe tại Đại Học Oxford với các học giả trẻ và quan chức tại nước Tiệp Khắc như Jan Hus ở Prague. Hoàng Hậu Anne đã gởi những bài viết của Wycliffe về nước.
Tu sĩ Jan Hus theo quan điểm của Wycliffe về Hội Thánh là một cộng đoàn dân Chúa với Chúa Cứu Thế là Chủ Tể chứ không phải Giáo Hoàng.
Những bài giảng Thánh Kinh hùng hồn của tu sĩ Hus trong ngôn ngữ Bohemia đã được nhiều người hỗ trợ. Tu sĩ Hus chủ trương rằng các mục sư phải nêu gương về sự trung kiên và kính sợ Chúa. 102 năm sau khi tu sĩ Hus bị hỏa thiêu Martin Luther đóng 95 Luận Đề lên cửa nhà thờ ở Wittenberg và cuộc Cải Chính lan rộng khắp châu Âu rồi khắp thế giới.
Dòng Lịch sử Cải Chính:
1384 John Wycliffe: Sao mai Cải Chính Đại Học Oxford, Anh Quốc.
1415 Jan Hus: Trung tín cho đến chết tại Prague và Hồ Constance, Tiệp Khắc
1455 Johann Gutenberg In Thánh Kinh tại Mainz nước Đức
1483 Martin Luther sinh tại Eisleben nước Đức
1505 Luther nhập học Tu Viện và được phong Tu sĩ năm 1508 Erfurt
1512 Luther dạy Thánh Kinh tại Đại Học Wittenberg
1516 Eramus phát hành Tân Ước tiếng Hi lạp
1517 John Tetzel bán bùa Xá Tội gần Wittenberg làm Luther nổi giận
31 tháng Mười năm 1517 Luther đóng 95 Luận Đề lên cửa nhà thờ Wittenberg
1520 Luther bị kết tội tà đạo và dứt phép thông công.
1523 Zwingli rao truyền Cải Chính tại Zurich Thuỵ Sĩ
1525 Swiss Brethren bị trục xuất khỏi Zurich
1525 William Tyndale phát hành Thánh Kinh Anh ngữ và chuyển vào nước Anh.
1536 Jean Calvin thành lập cơ cấu Cải Chính tại Geneve
1546 Luther qua đời tại Eisleben
1685 Bach sinh tại Eisenach
Các Nhánh Cơ-đốc-giáo Chính
1. Oriental Orthodox (Cơ-đốc-giáo Chính Thống Phương Đông.)
Xin đừng nhầm lẫn với Eastern Orthodox.
Oriental Orthodox là các nhà thờ đã tách ra khỏi Giáo Hội rất sớm trong Lịch sử giáo hội. Các nhóm tín hữu này khởi xuất từ thế kỷ thứ ba, đó là:
Coptic Christians ở Ai-cập,
Church of India (do sứ đồ Thomas thành lập),
Armenian Orthodox,
Ethiopian Orthodox, hai nhóm sau này có lẽ do sự gặp gỡ của Sứ Đồ Phi-líp với Thái giám Ê-thi-opia ghi trong Công Vụ chương 8.
2. Công Giáo – Roman Catholic chính thức thành lập từ 1054, nhưng đã âm thầm xuất hiện hằng trăm năm trước qua giáo lý gọi là Đức Thánh Cha hay Papal Primacy, nguyên gốc từ Rome như là thánh tòa hay “Primary See” và vị Giám Mục ở đó trở thành Giáo Chủ. Cơ sở này đã được củng cố mạnh hơn ở Tây Phương do việc phối hợp giáo hội và nhà nước khi Giáo Hoàng chỉ định các Vua và Hoàng Đế và các Vua và Hoàng Đế gây ảnh hưởng đến việc chọn ai sẽ là tân Giáo Hoàng. Văn phòng “Giáo Hoàng” đã trở thành đầy uy quyền dưới thời Giáo Hoàng Gregory Đại Đế (khoảng AD 600) và uy quyền sắt đá này của các giáo hoàng bắt đầu suy giảm dần khi nhóm người Walden xuất hiện (đây là các nhà cải chính sớm nhất). Và Văn phòng này trở thành trò cười cho Cơ-Đốc-giới với Sự Bất Đồng Giữa các Giáo Hoàng vào thế kỷ 14 khi Giáo Hội Công Giáo La-mã có đến ba vị Giáo Hoàng trong một lúc- vì không vị nào bằng lòng từ bỏ quyền hành.
3. Chính Thống Giáo Đông Phương. Đế Quốc Đông Phương Byzantin (Hi-lạp) – bắt đầu thành hình cùng với Giáo Hội La-mã, chia đế quốc La-mã thành đông và tây. Giáo Hội Đông Phương – gồm Hi-lạp và Bắc Phi châu nói một ngôn ngữ khác, có văn hóa khác, và dần dần có một Giáo Quyền quản chế khác. Vì Tòa Thánh La-mã sở Hữu quyền hành Giáo Hoàng nên Chính Thống Giáo Đông Phương cũng đã bắt đầu hoạt động độc lập với La-mã. Việc phân chia xẩy ra khi người ta thêm phần gọi là the filioque vào Tín Điều Nicene. Các Giáo Hội Đông và Tây từ đó phân biệt rõ rệt và không kết nối từ đó. Đây là điều gọi là “Bất Đồng Lớn” trong năm 1054 AD.
4. Các nhóm Tin Lành hay Protestants (Thệ Phản hay Kháng Cách). Đây là từ dùng để gọi những Cơ-đốc-nhân tìm cách “cải tổ” giáo hội Công Giáo La-mã. Ngược lại với suy nghĩ chung, từ Protestant không xuất phát do kết quả của việc “phản chống” Giáo Hoàng hay Giáo Hội Công Giáo La-mã. Gốc gác của từ “Protestant” kết nối với một nhóm các ông Hoàng nước Đức, những người lên tiếng phản chống Hội Nghị Tôn Giáo Speyer là Hội Nghị chống các cuộc Cải Chính của Luther. Protestant ngày nay là tên gọi tất cả các giáo phái Cơ-đốc ngoài Công Giáo La-mã, Oriental Orthodox và Eastern Orthdox.
5. Các nhóm Tiền Cải Chính. Đây là những nhóm tín hữu tách ra khỏi Công Giáo La-mã trước các cuộc Cải Chính Đức Quốc của Luther.
6. Các nhóm thuộc Waldo. Các nhóm này do Peter Waldo thành lập, có lẽ trước tất cả các nhóm Cải Chính. Peter Waldo đòi Thánh Kinh phải được dịch từ tiếng Latin sang tiếng Pháp – là ngôn ngữ của quần chúng. Ông cũng tin rằng nên giảng đạo bằng ngôn ngữ quần chúng nữa. Waldo còn chủ trương việc truyền đạo cá nhân.
7. Các nhóm Moravians hay Thống nhất Các Anh Em. Khởi đầu với các nhóm nhỏ bí mật học Kinh Thánh do Jan Hus, nhà Cải Chính người Tiệp Khắc, gọi là những người “Hussites”. Những người này theo đúng giáo lý Cải Chính của John Wycliffe. Một nửa nhóm Hussites hayThống Nhất Các Anh Em trốn cuộc bách hại đạo tại Bohemia chạy sang gia nhập nhóm Moravians ở miền Bắc nước Đức.
8. Lutheran. Những tín hữu thuộc tổ chức của Luther cũng có ý hướng phát triển ra nhiều giáo phái Luther, nhưng vẫn chưa có các giáo phái chính.
9. Anglican. Anh Quốc Giáo Hội phát sinh do vấn đề chính trị chứ không phải về Giáo Lý. Vua Henry VIII vì bất mãn với Roma, tự phân cách khỏi quyền hành của Giáo Hoàng La-mã, và tự xưng là Lĩnh Tụ Giáo Hội Nước Anh và Hoàng Đế Anh Quốc. Anh Quốc Giáo Hội đã trải qua nhiều khó khăn dưới tay Nữ Hoàng Công Giáo La-mã Mary Stuart hay là “Bloody Mary”, nhưng dần dần các nhà Cải Chính như Thomas Cranmer, Tổng Giám Mục Canterbury và nữ hoàng Elizabeth I đã phân biệt rõ Anh Quôc Giáo Hội là thuộc về Cải Chính. Đa số các giáo phái Tin Lành cũng do Anh Quốc Giáo Hội mà phát sinh sau này: Baptists, Methodists, Pentecostals, v.v.
10. Các nhóm Cải Chính. Một số lớn các giáo phái Tin Lành coi giáo hội Cải Chính là căn gốc lịch sử của họ và Thần Học gia Jean Calvin là người sáng lập ra giáo phái Cải Chính. Đó là những nhánh như: Church of Scotland, Anabaptists, Prebyterians, Brethren, Mennonies, Amish, Christian and Missionary Alliance, Evangelical Free Chuch. (Christian and Missionary Alliance xuất phát từ Presbyterians).
Bài viết: Nguyễn Sinh
Nguồn: www.hoithanhhanoi.com/blog/van-hoa/khai-quat-tam-quan-trong-cua-cong-cuoc-cai-chinh-giao-hoi
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét
* Quý độc giả có thể để lại nhận xét bằng tiếng Việt (có dấu) hoặc tiếng Anh. Vui lòng gửi kèm thông tin (tên, SĐT hoặc email) để chúng tôi tiện liên hệ. Nhận xét được Tổ Quản trị - Ban Truyền thông HTTL Tân Nghĩa kiểm tra trước khi hiển thị.
* Chúng tôi sẽ phản hồi lại nhận xét trên website hoặc thông qua email duy nhất của Ban Truyền thông: tannghiamedia@gmail.com