Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2017

Làm Thế Nào Để Chữa Lành Một Hội Thánh Bị Tổn Thương?


1. Hãy đề phòng mưu chước của Sa-tan.
Mục Sư Warren Wiersbe tại Hội Nghị Mục Sư của viện Kinh Thánh Moody đã chia sẻ ba điều về hình ảnh con chiên trong Thi Thiên 78:
Chiên là những con vật hôi hám.
Những con chiên cần có người chăn dẫn dắt chứ không phải để bị đánh đuổi.
Chiên là con vật hiền lành, không có khả năng tự vệ, chúng không phải kẻ thù (Ê-phê-sô 6:10-12, “…Vì chúng ta đánh trận, chẳng phải cùng thịt và huyết, bèn là cùng chủ quyền, cùng thế lực, cùng vua chúa của thế gian mờ tối nầy, cùng các thần dữ ở các miền trên trời vậy.”)
Phao-lô đã viết rằng những tín hữu ở thành Cô-rinh-tô chẳng phải là “không biết mưu chước của Sa-tan”. Thật đáng tiếc, theo kinh nghiệm của tôi, nhiều Cơ Đốc Nhân ngày nay không có ý thức về âm mưu của ma quỷ. May mắn thay, Phao-lô đã liệt kê những mưu chước đó ra cho chúng ta.
Hắn vui thích với việc gây chia rẽ và bất đồng trong đại gia đình Hội Thánh.
Hắn khuyến khích các tín hữu dung chịu tội lỗi.
Hắn cũng thích thú đưa ra những quy tắc khắc khe để khiến mọi người xa lánh Hội Thánh.
Hắn thúc đẩy linh không tha thứ dẫn đến sự cay đắng và oán giận.
Là những người tin Chúa, chúng ta phải ý thức được các mưu chước này của Satan.
2. Thi hành kỷ luật, phơi bày các vấn đề để chúng có thể được giải quyết một cách công khai và ngay thẳng.

Giống như các gia đình không êm ấm, nhiều Hội Thánh cũng không êm ấm.
  1. Trong các gia đình không êm ấm, giao tiếp trở nên khó khăn hơn gấp đôi.
  2. Trong các gia đình không êm ấm, sự yêu thương cũng cần phải nỗ lực mới có được.
  3. Sự chối bỏ và cảm giác bị đánh lừa thường cai trị trong những nơi có rối loạn.
Sự kỷ luật trong Hội Thánh giữ chúng ta khỏi tình trạng hỗn loạn bằng cách cung cấp cho chúng ta một phương pháp để những tổn thương và đau đớn được dâng trình ra cách công khai và có thể được xử lý đúng cách (Ma-thi-ơ 18:15-17; Ga-la-ti 6:1-2; và Ê-phê-sô 4:15).
Trong Ê-phê-sô 4:15 Phao-lô khuyên chúng ta hãy “lấy lòng yêu thương nói ra lẽ chân thật.” Hầu hết chúng ta chưa bao giờ thấy điều này. Chúng ta đã thấy lẽ thật được nói ra trong lúc tức giận, cay đắng và oán hận. Chúng ta cũng thấy người ta từ chối nói ra sự thật. Nhưng Hội Thánh có trật tự và kỷ luật tốt thì giống như các gia đình êm ấm, nơi mà các thành viên sẽ nói ra sự thật trong tình yêu thương.
3. Tha thứ giúp khôi phục mối quan hệ, nhờ đó mà quá trình chữa lành mới có thể diễn ra.
Tha thứ giúp loại bỏ sự vi phạm vì đó chính là rào cản trong mối thông công giữa vòng các anh chị em trong Hội Thánh.
Trước nhất, tha thứ không có nghĩa là chúng ta giúp cho những người làm tổn thương chúng ta “thoát trách nhiệm.” Họ vẫn cần phải trả giá cho những gì họ đã làm. Đây gọi là công lý. Khi chúng ta tha thứ, là chúng ta giải phóng cho họ để họ không còn gặp trở ngại gì đối với chúng ta, nhưng họ vẫn không thoát được trách nhiệm phải khai trình với Đức Chúa Trời! Hãy nhớ Chúa đã nói rằng , “Sự báo thù thuộc về Ta.” Vì vậy, hãy để Ngài làm việc của Ngài. Ngài sẽ thực thi công lý trong thời điểm của chính Ngài.
Thứ hai, tha thứ không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối. Sự tha thứ là một hành động dũng cảm kết hợp với ân điển, lòng tốt và lòng trắc ẩn của Đấng Christ.
Thứ ba, tha thứ không có nghĩa là chúng ta quên đi những gì họ đã làm với chúng ta. Có những sự tổn thương gây ra nỗi đau quá lớn đến nỗi chúng ta sẽ không bao giờ quên được. Tuy nhiên, nhờ ân điển của Chúa chúng ta có thể tha thứ cho họ.
Thứ tư, tha thứ không có nghĩa là chúng ta phải khôi phục lại mối quan hệ với những người đã làm tổn thương chúng ta như thể chưa có chuyện gì xảy ra. Điều đó đã xảy ra rồi. Niềm tin đã bị phá vỡ. Hoàn cảnh cũng đã thay đổi. Những lời lăng mạ, lời sỉ nhục đã được nói ra. Chúng ta có thể chọn cách thiết lập ranh giới, để cho người từng có những hành động không đúng đối với chúng ta có cơ hội lấy lại lòng tin của chúng ta. Chúng ta có quyền mở rộng hàng rào ranh giới đó nếu muốn, hoặc vẫn giữ nó ở đúng chỗ của nó. Chúng ta có thể khôi phục lại mối quan hệ này một ngày nào đó nếu chúng ta muốn hoặc là không.
Thứ năm, bạn cần phải tha thứ trước khi để cho sự cay đắng và oán hận cắm rễ sâu hơn vào tấm lòng mình.
Thứ sáu, sống hòa thuận với tất cả mọi người không phải là một chuyện đơn giản (Rô-ma 12:18). Là Cơ Đốc Nhân, chúng ta cảm thấy rằng chúng ta có trách nhiệm phải sửa chữa lại mọi mối quan hệ đã bị đổ vỡ và sống hòa hợp với tất cả anh chị em trong Chúa của mình. Thật không may, cũng có những mối quan hệ không được như ý. Bạn có thể dâng trình điều đó lên cho Chúa và đừng bận tâm đến nữa mà hãy tiếp tục duy trì mối quan hệ tốt đẹp với những người khác.
Cuối cùng, bạn sẽ biết rằng bạn đã thật sự tha thứ cho họ khi bạn không còn muốn gây ra điều gì bất lợi cho họ nữa.
4. Sự an ủi chữa lành những tổn thương
Chúng ta không biết làm thế nào để mang lại sự an ủi cho cộng đồng.
Chúa Giê-xu phán, “Phước cho người than khóc, vì sẽ được an ủi.”
Giả dụ đứa con gái 14 tuổi của bạn bị trêu chọc không thương tiếc trên xe buýt của trường và đứng khóc trước cửa. Bạn nói với con rằng, “Con đã làm gì để khiến các bạn đối xử với con như thế?”
Tôi hy vọng rằng bạn sẽ không nói những câu tương tự như vậy.
Những lúc như thế này điều con bạn cần là sự an ủi chứ không phải sự lên án.
An ủi là khóc với những người đang than khóc; bạn có thể nói với con mình rằng: “Cha / mẹ rất tiếc. Cha / mẹ biết điều này thật sự đã làm tổn thương con!”
Hãy để tôi cho bạn một vài ý tưởng về cách an ủi người khác:
“Tôi rất buồn khi biết bạn bị tổn thương vì điều đó…”
“Tôi rất cảm thông với bạn bởi vì tôi yêu mến bạn….”
“Sự buồn rầu đang tràn ngập trong lòng tôi vì những gì đã xảy ra cho bạn…”
An ủi thường đi với những lời nói chân thành và cảm động. Nó mang lại tình yêu thương, khiến cho người đang bị tổn thương có cảm giác mình được tiếp nhận, có được sự an ninh, được tán thành, tôn trọng và cảm thông.
Sẽ có thời gian cho việc đưa ra những lời khích lệ, tranh luận và tìm ra cách để khắc phục vấn đề, nhưng chúng ta không bắt đầu ở đó. Những điều đó sẽ đến sau. Sự an ủi giúp chữa lành vết thương.
5. Tình yêu thương thật yêu được cả những người khó ưa và không bao giờ ngừng yêu thương.

Tôi đã bị rúng động bởi một mẩu tin trên báo nói về một cậu bé 14 tuổi đã tự tử, trong bức thư tuyệt mệnh của mình cậu đã viết , “Không ai có vẻ là đang quan tâm.”
Cậu bé đó không cảm nhận được tình yêu thương từ bất cứ ai trừ con chó của mình. Trong bức thư ngắn ngủi đó, cậu đã để lại hướng dẫn để con chó của mình được chăm sóc.
Những dòng chữ cuối cùng của cậu bé “Không ai có vẻ là đang quan tâm” thật sự là một lời khiển trách nặng nề đối với tình trạng thiếu tình yêu thương trong vòng chúng ta. Charles Swindoll đã viết, “Có lẽ đó là lý do tại sao quán rượu địa phương là một nơi mà nhiều người thích lui tới.”
Hãy cố gắng để yêu thương, ngay cả đối với những người không hề đáng yêu, tình yêu thương thật sự thì không bao giờ ngừng yêu thương.

Eunice dịch
Tiến sĩ Roger Barrier
Ảnh: ThinkStock.com
Nguồn: HOITHANH.COM

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét

* Quý độc giả có thể để lại nhận xét bằng tiếng Việt (có dấu) hoặc tiếng Anh. Vui lòng gửi kèm thông tin (tên, SĐT hoặc email) để chúng tôi tiện liên hệ. Nhận xét được Tổ Quản trị - Ban Truyền thông HTTL Tân Nghĩa kiểm tra trước khi hiển thị.
* Chúng tôi sẽ phản hồi lại nhận xét trên website hoặc thông qua email duy nhất của Ban Truyền thông: tannghiamedia@gmail.com

ONLINE

QUỐC GIA TRUY CẬP

Flag Counter

Khách viếng thăm (Visitors)

Flag Counter

THỐNG KÊ BÀI VIẾT VÀ COMMENT

Tổng số lượt xem trang từ 23-05-2015

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác do Hội Thánh Tin Lành Tân Nghĩa quản lí mà không ghi rõ nguồn https://httltannghia.blogspot.com là vi phạm bản quyền!