“Anh đã yêu một người phụ nữ khác”
Lời nói như viên đá lạnh, giống như một luồng gió từ bắc cực thổi mạnh, nó làm đau nhói, cắt sâu vào tim của Ruth.
Gia đình của Roger và Ruth xem như là một gia đình rất hạnh phúc. Suốt 28 năm qua, Roger là một người đàn ông thành công trong nghề nghiệp và Ruth là trung tâm của nhiều sinh hoạt trong gia đình lẫn cộng đồng.
Một ngày mùa Xuân đẹp trời, Roger mời Ruth đi ăn trưa đặc biệt với anh. Như thường lệ, họ đã có môt thì giờ vui vẻ bên nhau và Ruth đã nói “Roger luôn là người chồng tình tứ đáng yêu”.
Chiều hôm ấy, Ruth trở về trong tâm trạng mùa xuân trong từng bước chân. Trước khi nàng chuẩn bị cho bữa ăn chiều, nàng đi vào phòng ngủ để thay đồ và nghỉ ngơi. Khi nàng đặt những đồ vật lên giường, nàng để ý thấy một phong bì trên gối có tên nàng.
“Ồ, dễ thương làm sao”, nàng ngắm nghía phong bì tự nhủ “Chắc là của Roger”.
“Ruth yêu quí, Em thật là một người vợ và một người mẹ tuyệt vời. Anh không bao giờ trông mong một điều gì khác nữa”.
Ruth khó hiểu những lời thư này, nàng tự hỏi: “Tại sao Roger lại nói những lời bí ẩn như thế? Tôi thắc mắc là anh ấy muốn nói gì đây?”
Chẳng bao lâu, nàng đọc tiếp: “Nhưng anh đã lỡ yêu một người phụ nữ khác. Anh sẽ rời nhà. Chẳng bao lâu em sẽ nghe mọi sự từ luật sư”.
Ruth đã bị sốc với điều quá bất ngờ không thể tin được nầy. Thời gian như dừng lại. Dường như một bàn tay lạnh giá đang vươn đến xiết chặt quả tim nàng và làm cho tim nàng đông cứng. Hoảng loạn và khiếp sợ ôm chặt lấy cô. Cô đã phải mất vài ngày mới trở lại cảm giác bị sốc lúc đầu trước khi cảm giác giá lạnh buốt tim cô bắt đầu tan.
Rồi thì cô đã khóc như mưa. Cô nức nở như là tim đang vỡ tan. Những tuần lễ sau đó, cô cứ lang thang trong sương mù. Nàng đã van xin Roger trở về, các con cũng làm như mẹ, nhưng những lời van xin của họ như rơi vào tai điếc. Ruth đã bị bỏ với tờ giấy ly dị, những ước mơ tiêu tan và trái tim tan vỡ.
Thật đáng buồn, nhưng trường hợp của Ruth không phải là duy nhất mà nhiều chuyện tương tự như vậy cứ tiếp tục xảy ra mỗi ngày một nhiều hơn giữa vòng những người bạn của bạn và tôi. Tuần qua, một người chồng có tấm lòng tan vỡ đã năn nỉ tôi cố gắng thuyết phục cô vợ mới cưới của anh ấy trở lại với anh sau khi họ chỉ sống chung với nhau chưa đầy một năm. Vợ của một người bạn đã ngã quỵ và qua đời trong bệnh viện ngay khi người chồng đã sống với cô 30 năm gọi điện thoại cho cô biết là ông ta không thích sống với cô nữa và có một người phụ nữ khác đã bước vào cuộc đời ông ta.
Có lẽ bạn cũng đã từng trải nhiều về nỗi đau khi mối quan hệ bị đỗ vỡ. Đó có thể là nỗi đau đớn của ly dị, mất tình yêu trong hôn nhân hay sự mất mát vĩ đại khi mất những người thân yêu bởi sự chết – thực ra, bất cứ sự phá hủy mối quan hệ nào mà chúng ta nhìn thấy như là một phần sống còn trong cuộc đời.
Thế thì, làm thế nào bạn chấp nối được những mảnh ước mơ rơi lả tả hay một cuộc đời tan vỡ, để họ có thể tiếp tục biến đổi sự buồn rầu trở nên vui mừng, khóc than trở nên ca ngợi? Làm thế nào đế bạn rịt lành được tấm lòng tan vỡ? Làm thế nào bạn vượt qua được sự qua đời của người thân yêu?
NHẬN BIẾT SỰ MẤT MÁT
Con đường đi đến sự phục hồi có thể phải leo dốc cam go lâu dài, nhưng nó giúp chúng ta vượt qua thung lũng thất vọng.
Khi Ron nói với Janet là anh không muốn sống với cô nữa, lúc ấy họ đã sống với nhau được 11 năm. Janet rơi trong tình trạng cực kỳ khó để tin được điều nầy. Hai năm sau khi chồng cô rời nhà, cô vẫn còn trong tâm trạng không tin là Ron đã có người đàn bà khác. Thật rõ ràng là cô ta từ chối không chấp nhận sự việc Ron bỏ cô ta và vẫn hy vọng một ngày nào đó anh ấy sẽ trở về.
Là một người có bản tính quan tâm chăm sóc người khác, Janet cho phép Ron trở về nhà bất cứ khi nào có gì cần giúp đỡ đặc biệt là khó khăn về tài chánh. Mặc dù Janet phải tự lo cho mình và các con nhưng nàng vẫn sẵn lòng giúp Ron. Cô ta làm như thế vì cô ta không sẵn sàng nhận biết sự mất mát nầy. Mỗi khi cô giúp Ron tiền hay bất cứ việc gì, cô ta luôn hy vọng nghe chồng cô nói rằng anh ấy sẽ bỏ người phụ nữ kia mà về với cô. Cô ấy đã tự tra tấn mình.
Tôi đã đề nghị với Janet: “Tại sao cô không ra khỏi những suy nghĩ đó mà nhập cuộc với nhóm người độc thân, nhờ đó ít ra cô cũng có vài điều ích lợi cho cuộc đời của cô và có vài bạn mới?”
Janet nói: “Tôi không muốn coi tôi như người độc thân và tôi cũng không thể làm vậy.”
Tôi nói: “Nhưng cô đã sống độc thân hai năm qua rồi!”
Janet nói: “Tôi biết, nhưng tôi không muốn đối diện với nó!”
Điều gì đã khiến Janet không muốn đối diện nỗi đau mất mát nầy? Bao lâu mà cô tự nghĩ là chồng cô sẽ trở về thì bấy lâu cô không thể đối diện với nỗi đau mất mát. Bi kịch mà Janet đang gặp đó là sự từ chối một thực tế làm nàng đau khổ, thật sự nàng đã bị bệnh vì điều nầy. Có người đã nói: “Không phải sự thật làm tổn thương bạn nhưng chính sự lừa dối đã làm bạn đau đớn”.
Eric Fromm, nhà tâm thần học nổi tiếng có lần đã nói: “công tác chữa trị tinh thần cho một người có thể làm và phải làm, không phải là cảm thấy bình an nhưng giúp họ có thể chịu đựng sự bất an”. Điều mà Fromm nói đây là để có thể vượt qua sự bất an, chúng ta cần thừa nhận rằng chúng ta đang bất an. Sự bất an là một phần quan trọng trong con người. Phần lớn trong chúng ta tranh chiến với điều nầy. Một khi chúng ta chấp nhận sự việc nầy và thừa nhận rằng mình đang bất an, chúng ta sẽ dừng chứng tỏ cho người ta thấy rằng mình không cảm thấy bất an. Hơn thế nữa, chỉ khi nào chúng ta thừa nhận sự bất an trong ta, thì chúng ta sẽ tìm cách làm điều gì đó để vượt qua tâm trạng đó.
Áp dụng cùng một nguyên tắc đối với nan đề trong mối quan hệ: ly dị, tình yêu đổ vỡ hay mất người thân yêu hay bất kỳ một sự mất mát nào. Chúng ta cần phải chấp nhận sự mất mát là bình thường, đó là một phần của đời sống. Sớm muộn gì nó cũng sẽ xảy ra cho chúng ta. Và khi nó xảy ra, chúng ta càng sớm chấp nhận sự kiện ấy bao nhiêu thì chúng ta sẽ sớm được vượt qua nan đề bấy nhiêu. Vì thế, để có thể vượt qua nan đề, chúng ta cần ba bước sau:
Áp dụng cùng một nguyên tắc đối với nan đề trong mối quan hệ: ly dị, tình yêu đổ vỡ hay mất người thân yêu hay bất kỳ một sự mất mát nào. Chúng ta cần phải chấp nhận sự mất mát là bình thường, đó là một phần của đời sống. Sớm muộn gì nó cũng sẽ xảy ra cho chúng ta. Và khi nó xảy ra, chúng ta càng sớm chấp nhận sự kiện ấy bao nhiêu thì chúng ta sẽ sớm được vượt qua nan đề bấy nhiêu. Vì thế, để có thể vượt qua nan đề, chúng ta cần ba bước sau:
- Đầu tiên, đối diện với sự thật:
Kẻ thù lớn nhất chúng ta gặp trong việc giải quyết nan đề là từ chối nan đề đó. Bao lâu chúng ta không thừa nhận nan đề ấy, chúng ta không bao giờ giải quyết được gì. Ông Scott nói: “Căn bệnh cảm xúc là tránh né sự thật bằng bất cứ giá nào”. Khi Chúa Giê-xu Cơ Đốc nói: “Các ngươi nhận biết lẽ thật, lẽ thật sẽ giải phóng các ngươi”. Ngài đã ban cho chúng ta luật đời sống và đó là thật cũng như luật về trọng lực. Nhận biết lẽ thật có nghĩa là nhận biết sự thật và chấp nhận nó. Đó là phương cách duy nhất đem đến sự giải phóng cá nhân.
Nhận biết và chấp nhận sự mất mát là nguyên tắc cần thiết cho sự chữa lành tấm lòng tan vỡ. Nếu bạn đang đối diện sự mất mát, cho dù đau đớn bao nhiêu đi nữa, để bạn được chữa lành, thì bạn cần phải công nhận và chấp nhận điều ấy. Dù bạn cảm thấy bạn không thể chịu nỗi, nhưng chắc chắn là bạn mạnh mẽ đủ để chịu đựng và đối phó với nó, rồi thì kết quả bạn sẽ được tăng trưởng tốt hơn.
Có thể bạn sẽ bị sốc trong vài tuần lễ, bạn cố gắng tranh chiến suy nghĩ rằng sự mất mát đau thương ấy không xảy ra và người thân yêu có thể sẽ trở về với bạn, tuy nhiên sự thật là không bao giờ có chuyện đó nếu như sự mất mát đó là sự chết hay ly dị, rõ ràng là họ không thể trở lại. Nếu sự việc xảy ra, đó là phần thưởng mà bạn không dám mong đợi. Vì thế, bạn không nên trông mong hay có kế hoạch nào cho việc ấy vì nó sẽ khiến bạn chất thêm nỗi đau và càng thất vọng.
- Thứ hai, đừng nói vọng trù “phải chi…”
Thật bị sốc khi đối diện với sự đau buồn, nhưng điều gì xảy ra thì nó đã xảy ra rồi. Thật là không may, bạn không thể quay trở lại và làm bất cứ điều gì hết. Bạn không thể thay đổi điều gì thuộc về quá khứ. Có lẽ bạn đã làm điều tốt nhất rồi và đã biết điều gì đã xảy ra. Trong bất kỳ trường hợp nào, hãy nhận ra những lỗi lầm mình đã vấp, nhưng đừng quá khổ tâm, đừng tự làm khổ mình với tư tưởng “Phải chi…”
Điều nầy không giúp ích bạn được gì cả, chỉ làm bạn đau đớn thêm thôi.
Sự chữa lành tấm lòng tan vỡ cần có thời gian, tiến trình nầy chỉ bắt đầu được khi bạn chấp nhận sự mất mát nầy. Rất là may mắn, những tuần lễ gần đây, Janet đã bằng lòng thực hành điều nầy và cô ta đã tham dự nhóm nhỏ tối thứ Năm và đóng vai diễn kịch tâm lý, cuối cùng cô ta đã nhận ra sự đau thương và chấp nhận nó, tiến trình được chữa lành trong cô đã được bắt đầu.
Ngày hôm sau, anh Ron đã gọi cô xin giúp đỡ nữa. Janet đã không để cho anh ấy lợi dụng cô. Cô tỏ ra tử tế nhưng rất vững vàng. Cô ta đã cho anh biết là cô không thích anh ấy kêu xin sự giúp đỡ nữa. Cuối cùng cô đã nhận ra sự việc chồng cô đã thực sự bỏ cô và sống với một người phụ nữ khác.
- Thứ ba, hãy can đảm
Phải, nỗi đau của Janet thật kinh khủng. Dường như nó đã quằn quại trong cô. Nhưng bao lâu cô vẫn còn từ chối không công nhận nó, thì cô còn bị mắc kẹt trong nỗi đau đó và cuộc đời cô bị bế tắc. Nhưng từ lúc cô nhận ra sự mất mát nầy và chấm dứt việc chạy theo nó, thì cô đã được giải cứu và bắt đầu tiến trình được phục hồi. Đây là lần đầu tiên từ khi cô ly dị cách đây đã hai năm, cô cảm thấy điều tốt đẹp trong cô và cô đã trở nên một người phụ nữ mới.
Sự thay đổi đầy kịch tính nầy khiến cho một người bạn đồng nghiệp đã nhìn cô và nói: “Janet, tôi không biết điều gì đã xảy ra cho bạn và cũng không biết bạn đã làm và nói gì trong nhóm nhỏ nhưng cho dù việc gì trong nhóm nhỏ đó, tôi có thể đến nhóm với cô được không?”
Tôi cũng tham dự một nhóm hỗ trợ khác và tôi đã từng nhìn thấy, nhiều người đã bị kẹt lại trong nỗi đau và kêu khóc: “Hy vọng ở đâu?” Dường như họ không tìm ra được lối thoát. Nhưng có một hy vọng cho những người bị đau thương và tấm lòng tan vỡ. Chỉ đạt được điều nầy khi họ bắt đầu nhận biết sự mất mát đau thương.
Con đường đi đến sự phục hồi có thể sẽ dài, khó khăn nhưng đó là những cú đánh mạnh vào thung lũng thất vọng. Và quang cảnh trên đỉnh đồi sẽ xứng đáng với những giọt mồ hôi và nỗi đau đớn khi ta trèo lên đó.
Chấp nhân sự mất mát của bạn là bước đầu tiên chính đáng. Hãy bắt đầu càng sớm càng tốt.
Thanh Khiết dịch (HTTLVN.ORG)
Trích dịch từ quyển Làm thế nào để rịt lành vết thương lòng (How to mend a broken heart) của Dick Innes
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét
* Quý độc giả có thể để lại nhận xét bằng tiếng Việt (có dấu) hoặc tiếng Anh. Vui lòng gửi kèm thông tin (tên, SĐT hoặc email) để chúng tôi tiện liên hệ. Nhận xét được Tổ Quản trị - Ban Truyền thông HTTL Tân Nghĩa kiểm tra trước khi hiển thị.
* Chúng tôi sẽ phản hồi lại nhận xét trên website hoặc thông qua email duy nhất của Ban Truyền thông: tannghiamedia@gmail.com