Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Chúa vẫn giúp đỡ tôi !

CHÚA VẪN GIÚP ĐỠ TÔI!


CHÚA VẪN GIÚP ĐỠ TÔI!
CHÚA VẪN GIÚP ĐỠ TÔI!
“Ta sẽ giúp ngươi, Đức Giê-hô-va phán vậy” Ê-sai 41:14

 
CHÚA VẪN GIÚP ĐỠ TÔI!

                 “Ta sẽ giúp ngươi, Đức Giê-hô-va phán vậy” Ê-sai 41:14
 

                 Sáng nay xin mọi chúng ta hãy lắng nghe lời Chúa Giê-xu phán với chính mình: “Ta sẽ giúp ngươi”, “Ta là Đức Chúa Trời ngươi, cho nên giúp ngươi chỉ làm một việc nhỏ mọn đối với  ta. Hãy xét những điều ta đã làm rồi! Không giúp ngươi sao Coi? Ta đã mua chuộc ngươi bằng chính huyết ta! Sao? Không giúp ngươi sao? Ta đã chết thay ngươi; mà nếu ta đã việc lớn thì há không làm việc nhỏ mọn hơn sao? Giúp ngươi? Đó điều nhỏ mọn nhất là ta sẽ luôn luôn làm cho ngươi. Ta đã làm nhiều hơn thế và sẽ còn làm nhiều hơn thế. Trước khi có thế giới này, ta đã chọn ngươi. Ta đã lập giao ước với ngươi. Ta đã không màng vinh quang thiên đàng mà gạt nó qua một nên để trở thành người vì cớ ngươi. Ta đã phó mạng sống cho ngươi; mà nếu ta đã làm tất cả những điều đó, thì bây giờ chắc chắn là ta cũng giúp ngươi. Giúp ngươi, tức là ta ban cho ngươi những gì ta đã mua cho ngươi rồi. Nếu ngươi cần được trợ giúp cả ngàn lần nhiều hơn, ta cũng sẽ làm cho ngươi; so với những gì ta sẵn lòng ban cho những gì ngươi đã cầu xin thật quá ít. Điều ngươi cần có vẻ rất lớn, rất nhiều nhưng đối với  ta thì ban cho ngươi điều đó thật chẳng khó gì đâu”. “Giúp ngươi” chăng? Đừng sợ. Nếu có một con kiến đứng trước cửa vựa lúa xin được giúp đỡ, thì cho dù ngươi có cho nó một nắm lúa, điều đó không hề khiến ngươi phải sạch nghiệp; mà trước cửa kho chứa mọi sự thật đầy đủ của ta, ngươi chỉ là một con kiến nhỏ. “Ta sẽ giúp ngươi”.

                 Hỡi linh hồn ta, như thế đã chẳng đủ lắm rồi sao? Bạn cần một sức mạnh vượt cả quyền vô cở bất năng của ba ngôi Đức Chúa Trời hiệp một sao? Bạn cần sự khôn ngoan vượt cả sự khôn ngoan vốn hiện hữu trong Đức Chúa Cha, tình yêu vược cả tình yêu đã bộc lộ trong Đức Chúa Con và quyền năng vượt trên quyền năng thể hiện trong ảnh hưởng của Đức Thánh Linh sao? Hãy đem chiếc bình trống không của ngươi đến đây! Giếng nước ấy chắc chắn sẽ cung cấp đầy đủ cho bạn. Hãy mau mau tập trung mọi nhu cầu của bạn và đem đến chỗ đó, hãy mang tấm lòng trống không, những lo âu, các nhu cầu của bạn đến đó. Hãy nhìn xem con sông ấy của Đức Chúa Trời vồn đầy dẫy các phẩm vật để tiếp tế cho bạn; bạn còn mong ước gì khác hơn nữa? Hỡi linh hồn ta hãy tiến lên tuỳ mức độ ngươi cần phải tiến lên. Đức Chúa Trời đời đời chính là Đấng giúp bạn!

                 “Đừng sợ hãi, kinh hoàng, vì ta ở với ngươi, ta, chính là Đức Chúa Trời ngươi vẫn còn giúp đỡ ngươi”.

 
Ms. Charles Spurgeon
Nguồn: cdnvn.com

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2015

Xin nâng đỡ con

XIN NÂNG ĐỠ CON


XIN NÂNG ĐỠ CON
XIN NÂNG ĐỠ CON
“Ai tưởng mình đứng, hãy giữ kẻo ngã” I Cô-rinh-tô 10:12
 


XIN NÂNG ĐỠ CON

                “Ai tưởng mình đứng, hãy giữ kẻo ngã” I Cô-rinh-tô 10:12 

               Đã nhận ân điển Chúa mà còn dám tự kiêu tự thị, thật là một sự kiện kỳ dị. Có người dám nói:“Tôi có đức tin lớn, tôi sẽ không ngã đâu”, “Đức tin nhỏ mọn đáng thương kia có thể sa ngã nhưng tôi không bao giờ sa ngã”. Người khác lại bảo: “Tôi có tình yêu tha thiết cho nên tôi có thể đứng vững, đừng lo cho tôi lạc đường”. Thật ra người hay khoe khoang về ơn Chúa chỉ là kẻ có rất ít ơn Chúa để khoe khoang. 

               Một số người sở dĩ làm như thế vì tưởng rằng các ân tứ họ nhận được có thể gìn giữ, bảo vệ họ, mà không hay rằng từ mạch nước phải có một dòng nước luôn luôn tuôn trào ra để cung ứng cho con suối, nếu không, con suối sẽ khô cạn nước. Nếu không có một dòng dầu liên tục luôn luôn tiếp dầu cho tim đèn, thì dầu hôm nay ngọn đèn ấy cháy thật sáng, ngày mai nó sẽ chỉ còn là một đoạn tim đèn ngúm khói mà lại khói ấy rất tai hại nữa. Vậy anh em hãy coi chừng, đừng lấy làm hãnh diện về các tài năng ân tứ của mình, nhưng hãy dành mọi vinh quang và đặt lòng tin cậy vào Đấng Christ và năng lực Ngài, vì chỉ làm như thế, bạn mới có thể được giữ khỏi ngã. 

               Hãy cầu nguyện càng hơn. Hãy dành nhiều thì giờ hơn để thờ phượng Chúa trong sự thánh khiết. Hãy đọc Kinh Thánh càng sốt sắng và thường xuyên hơn. Hãy cẩn thận xét nét sinh hoạt của bạn càng hơn. Hãy sống gần gũi Đức Chúa Trời. Hãy noi những gương tốt, dùng chúng làm mẫu mực cho đời sống bạn. Trong những cuộc chuyện trò của bạn, hãy tỏa hương thơm của thiên đàng, lòng bạn nên thấm đượm hương thơm là tình thương linh hồn người ta. Hãy sống sao cho thiên hạ biết rằng bạn từng đi với Chúa Giê-xu và đã từng học hỏi nơi Ngài. Rồi khi ngày hạnh phúc ấy đến, lúc Đấng bạn hằng yêu mến tuyên bố rằng: Hãy lên đây mong rằng bạn sẽ vui mừng được nghe Ngài phán: “Ngươi đã đánh trận tốt lành, đã xong sự chạy, cho nên, đây, ta ban cho người mão triều thiên của sự công nghĩa không hề tàn héo”.

               Thưa bạn là tín đồ Đấng Christ, hãy tiến bước thận trọng! Hãy tiến tới với thái độ sợ sệt, run rẩy thánh khiết! Hãy tiến lên với đức tin và sự trông cậy vào chỉ một mình Chúa Giê-xu mà thôi và lời khẩn nguyện thường xuyên của bạn phải là: “Xin dùng lời Ngài nâng đỡ con”. Ngài có quyền và chỉ Ngài mà thôi, mới có quyền “giữ cho bạn khỏi sa ngã, để trình diện bạn không tì vết trước vinh quang Ngài, với niềm vui vô tả”.
 
Ms. Charles Spurgeon
Nguồn: cdnvn.com

Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2015

Thông báo thời gian sửa chữa và nâng cấp hệ thống lần 4 năm 2015

Ban Biên tập và Quản trị Website Hội Thánh Tân Nghĩa - Ban Thanh Thiếu niên
xin thông báo đến Quý độc giả thời gian sửa chữa và nâng cấp hệ thống định kỳ
Lần 4-2015 như sau:

    Thời gian: Từ 7h30 ngày 01/09/2015 đến 17h30 ngày 01/09/2015.
    Hoạt động lại: 18h00 ngày 01/09/2015.
    Trong thời gian trên, BBT&QT WEBSITE sẽ rà soát và bổ sung các nội dung mà lần trước vẫn chưa hoàn thành, đồng thời, bổ sung một số nội dung mới phù hợp với nhu cầu hiện tại. Tạm thời, hệ thống sẽ ngừng cập nhật tất cả các mục trên web.
    BBT&QT Website trân trọng cảm ơn những ý kiến đóng góp của các cá nhân trong thời gian qua. Rất mong Quý độc giả tiếp tục góp ý để trang web ngày càng hoàn thiện hơn.
    
    BBT&QT thông báo để Quý vị được biết và mong được thông cảm!

Tác giả bài viết: Tổ Quản trị

Sửa phạt trong tình yêu

SỬA PHẠT TRONG TÌNH YÊU


SỬA PHẠT TRONG TÌNH YÊU
SỬA PHẠT TRONG TÌNH YÊU
“Hỡi Đức Giê-hô-va vạn quân? Ngài sẽ không thương xót Giê-ru-sa-lem và các thành của Giu-đa cho đến chừng nào… Đức Giê-hô-va lấy những lời lành, những lời yên ủi đáp cùng thiên sứ” Xa-cha-ri 1:12-13
 
SỬA PHẠT TRONG TÌNH YÊU
 
               “Hỡi Đức Giê-hô-va vạn quân? Ngài sẽ không thương xót Giê-ru-sa-lem và các thành của Giu-đa cho đến chừng nào… Đức Giê-hô-va lấy những lời lành, những lời yên ủi đáp cùng thiên sứ”    Xa-cha-ri 1:12-13 

              Thật là một câu trả lời êm ái, ngọt ngào cho một lời cầu vấn đầy lo âu! Nguyện hôm nay, chúng ta cũng hưởng được niềm vui của câu trả lời đó. Ôi, Si-ôn, biết bao nhiêu điều tốt lành đã dành riêng cho người. Giờ sanh đẻ khổ nặng của ngươi sắp qua rồi; con cái ngươi sẽ được đưa về; giai đoạn lưu đày của ngươi sẽ chấm dứt. Hãy kiên nhẫn nhận chịu đòn vọt một thời gian và ngay trong những giờ phút tối tăm, hãy cứ tin cậy vào Đức Chúa Trời, vì tình yêu nóng bỏng của Ngài vẫn hướng về ngươi.
 

              Tình yêu của Đức Chúa Trời đối với hội thánh Ngài vốn sâu đậm vượt quá sức tưởng tượng của loài người: Ngài yêu thương Hội thánh với tình yêu vô hạn, cho nên con cái của Si-ôn hãy can đảm lên; Hội thánh không còn xa cách bao nhiêu với tình trạng thịnh vượng mà Đức Chúa Trời sẽ lấy “những lời lành, những lời yên ủi” mà đáp lại. Những lời yên ủi đó là gì, sẽ được nhà tiên tri nói cho chúng ta: “Ta vì Giê-ru-sa-lem và Si-ôn động lòng ghen quá lắm”. Chúa yêu Hội thánh Ngài đến nỗi không thể nào chịu được khi thấy Hội thánh Ngài đến với kẻ khác; thà khi Hội thánh đã làm như thế, thì Đức Chúa Trời không thể chịu nổi khi thấy Hội thánh phải gặp đau khổ quá nhiều hay quá nặng. Ngài không muốn cho các kẻ thù gây rối cho Hội thánh: Ngài nỗi giận cùng chúng khi chúng làm gia tăng sự thống khổ của Hội thánh. Lúc dường như Đức Chúa Trời xa cách Hội thánh Ngài nhất, chính là lúc lòng Ngài hướng về Hội thánh cách nồng ấm nhất.

              Lịch sử chứng minh rằng bất cứ lúc nào Đức Chúa Trời dùng roi vọt sửa phạt các tôi tớ Ngài, thì sau đó, Ngài luôn luôn bẻ gãy ngọn roi đi, dường như Ngài ghê tởm ngọn roi đã gây đau đớn cho con cái Ngài. Ngài cảm thấy đau đớn còn nhiều hơn dân sự Ngài. “Đức Giê-hô-va thương xót kẻ kính sợ Ngài như người cha thương xót các con cái mình vậy”. Không phải vì Đức Chúa Trời đánh chúng ta mà Ngài quên chúng ta, những trận đòn của Ngài không phải là vì thiếu tình yêu. Nếu điều đó đúng cho Hội thánh với tư cách một tập thể, nó cũng thiết yếu rất đúng cho mỗi cá nhân tín đồ. Có lẽ bạn sợ rằng Chúa chúng ta bỏ rơi hạn, nhưng không phải như vậy đau. Đấng đem được các tinh tú và gọi chúng bằng tên riêng của chúng, chẳng bao giờ quên các con cái Ngài. Ngài biết rõ trường hợp của bạn thật tường tận, dường như bạn là người độc nhất đã được Ngài tạo dựng, hay vị thánh đồ duy nhất đã được Ngài thương yêu. Hãy đến gần Ngài để được bình an.

Ms. Charles Spurgeon
Nguồn: cdnvn.com

Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015

Vầng Đá của các thời đại

VẦNG ĐÁ CỦA CÁC THỜI ĐẠI


VẦNG ĐÁ CỦA CÁC THỜI ĐẠI
VẦNG ĐÁ CỦA CÁC THỜI ĐẠI
“Hãy nhờ cậy Đức Giê-hô-va đời đời, vì Đức Giê-hô-va, chính Đức Giê-hô-va, là Vầng đá của các thời đại” Ê-sai 26:4



VẦNG ĐÁ CỦA CÁC THỜI ĐẠI
                “Hãy nhờ cậy Đức Giê-hô-va đời đời, vì Đức Giê-hô-va, chính Đức Giê-hô-va, là Vầng đá của các thời đại”  Ê-sai 26:4
               Vì có một Đức Chúa Trời như thế để tin cậy, chúng ta hãy nương dựa trọn vẹn trên Ngài. Xin chúng ta hãy nương tựa trọn vẹn trên Ngài. Xin chúng ta hãy quyết định loại bỏ mọi điều vô tín, cố gắng thanh toán mọi nghi ngờ, sợ hãi là những điều vẫn quấy rối sự yên vui của chúng ta. Một khi Đức Chúa Trời đã là nền tảng cho chúng ta tin cậy thì không còn lý do gì để chúng ta sợ hãi nữa. Bậc cha mẹ sẽ rất buồn lòng nếu con cái không chịu tin cậy mình; và nếu chúng ta đặt quá ít niềm tin vào Cha thiên thượng là Đấng chẳng bao giờ để chúng ta thiếu thốn điều gì hay sẽ để chúng ta bị thất bại, thì thật là không tử tế, quảng đại.
               Nếu sự nghi ngờ bị loại hẳn ra khỏi nhà Đức Chúa Trời thì thật là điều tốt; nhưng phải coi chừng là ngày nay, sự vô tín cổ xưa vẫn còn lanh lẹ y như vào thời của tác giả thi thiên, khi ông hỏi rằng: “Phải chăng sự nhơn từ Ngài đã bị xóa sạch đời đời và ân huệ Ngài không còn nữa?” Đa-vít không bị thử thách lâu dài trước lưỡi gươm của người khổng lồ Gô-li-át đầy sức mạnh nhưng ông đã nói: “Không hề có lưỡi gươm so kịp với nó. Ông đã thử lưỡi gươm này ngày trong tuổi thanh xuân và được thắng và nó đã chứng minh rằng nó là một loài kim khí tốt, cho nên mãi mãi về sau, ông vẫn ca ngợi Chúa về lưỡi gươm ấy. Chúng ta cũng có thể nói tốt y như vậy cho Đức Chúa Trời chúng ta, vì cả trên trời lẫn dưới dất, đều không có ai giống như Ngài.
               “Đấng Thánh phán: Ngươi sẽ ví sánh ta với ta? Hay đặt ai ngang với ai? Không có vầng đá nào giống như tảng đá của Gia-cốp; chính các kẻ thù của chúng ta cũng phải nhận xét như vậy, thay vì để cho sự nghi ngờ nảy trong lòng, chúng ta phải noi gương Ê-li, bắt cả đoàn tiên tri đáng ghét của Ba-anh đem đi giết dưới khe; về dòng nước chúng ta sẽ đem họ đến để giết đi, hãy chọn dòng thác thiêng liêng lưu xuất từ hông bị thương của Cứu Chúa.
               Chúng ta đã chịu đựng nhiều thử thách, nhưng chưa bao giờ bị ném vào chỗ mà chúng ta không thể tìm được nơi Đức Chúa Trời tất cả những gì chúng ta có cần. Vậy hãy vững lòng tin cậy luôn vào Ngài, tin chắc rằng Ngài là sức mạnh đời đời (vầng đá các thời đại), là sự tiếp trợ là nơi nương tựa để đứng vững của chúng ta như trong quá khứ.
Ms. Charles Spurgeon
Nguồn: cdnvn.com

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015

Những việc phi thường được thực hiện bởi những người bình thường (tt)

NGUỒN: ĐÀI XUYÊN THẾ GIỚI



Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu về từng vị quan xét, bắt đầu với quan xét tên là Ốt-ni-ên. Ốt-ni-ên là cháu của Ca-lép. Bên cạnh chi tiết nầy, Kinh thánh ghi về ông như sau:

“Thần của Đức Giê-hô-va cảm động người, người đoán xét Y-sơ-ra-ên, và đi ra chiến trận. Đức Giê-hô-va phó vua A-ram, vào tay người, khiến cho người thắng.”

Một thành ngữ rất hay được tìm thấy xuyên suốt Kinh thánh đó là “Thần Đức Giê-hô-va cảm động.” Nói cách khác, đó là được đầy dẫy Đức Thánh Linh. Có một mạng lịnh dành cho chúng ta trong Tân ước, đó là phải đầy dẫy Thánh Linh. Vậy, đầy dẫy Thánh Linh nghĩa là gì? Có người quan niệm rằng, đời sống của chúng ta ví như một cái ly, còn Thánh Linh được ví như chất lỏng. Họ cho rằng, chúng ta có thể bị mất đi hoặc được thêm nhiều Thánh Linh giống như nước trong ly. Đây không phải là những gì mà Kinh thánh muốn nói đến khi phán rằng con cái Chúa phải đầy dẫy Thánh Linh. Đức Thánh Linh là một thân vị. Do đó, chúng ta hoặc là có Đức Thánh Linh hoặc là không có Đức Thánh Linh. Không có trường hợp là có nhiều hay ít Thánh Linh. Vấn đề không phải là chúng ta có Thánh Linh đến mức độ nào nhưng vấn đề là Thánh Linh chiếm hữu chúng ta đến mức độ nào? Đây chính là chỗ khác nhau. Khi Đức Thánh Linh ngự trị trong đời sống thì Chúa chiếm hữu chúng ta như thế nào? nhiều hay ít? Điều nầy tùy thuộc vào việc chúng ta đầu phục và vâng lời Ngài đến mức độ nào. Khi một người càng đầu phục Đức Thánh Linh, thì Ngài càng chiếm hữu và điều khiển người đó nhiều hơn. Phao-lô dạy rằng, đừng say rượu nhưng say Thánh Linh. Một người say rượu thì bị điều khiển bởi rượu, giống như vậy, một người “say” Thánh Linh thì sống dưới ảnh hưởng của Thánh Linh và được điều khiển bởi Thánh Linh. 

Ngày nay, chúng ta dùng từ nầy không chính xác. Một số người nói rằng, “ Nếu là Mục sư, Truyền đạo thì luôn luôn được đầy dẫy Thánh Linh?” Thật ra không phải như vậy. Một số người cho rằng, có những người được đầy dẫy Thánh Linh và luôn luôn được đầy dẫy Thánh Linh; còn những người khác thì không đầy dẫy Thánh Linh và không  bao giờ được đầy dẫy Thánh Linh. Kinh thánh cũng không dạy như vậy. Kinh thánh dạy rằng, những Cơ đốc nhân chúng ta hãy đầy dẫy Thánh Linh. Nhưng không có ai luôn luôn được đầy dẫy Thánh Linh. Sách Công vụ ghi rằng, “Phi-e-rơ được đầy dẫy Thánh Linh” giảng vào ngày lễ ngũ tuần. Sau nầy Kinh thánh ghi rằng, “Phi-e-rơ được đầy dẫy Thánh Linh” làm việc nầy, làm việc khác. Giữa những thời điểm nầy có phải lúc nào Phi-e-rơ cũng liên tục được đầy dẫy Thánh Linh không ? Không nhất thiết. Có những lúc Thánh Linh đầy dẫy trên Phi-e-rơ hay điều khiển ông nhưng không phải luôn luôn. Đây chính là ý nghĩa những gì mô tả về Ốt-ni-ên. “Thần Chúa cảm động” là điều duy nhất khiến Ốt-ni-ên trở nên người giải phóng dân tộc. Một lần nữa, chúng ta thấy Đức Chúa Trời ưa thích việc dùng những người bình thường để làm những việc phi thường vì Đức Thánh Linh chiếm hữu họ.

Điều nầy cũng đúng với Ê-hút. Ê-hút là người thuận tay trái. Lúc bấy giờ, dân Y-sơ-ra-ên đang bị xâm lăng bởi người Mô-áp dưới thời vua Éc-lôn. Thời đó, quốc gia bị thống trị phải đóng thuế rất nặng. Ê-hút được ủy nhiệm đi đến thủ đô Mô-áp để nộp thuế cho Y-sơ-ra-ên. Đây là điều rất tủi nhục. Ê-hút đi vào cung của Éc-lôn và nộp thuế xong. Kinh thánh cho biết, trước khi thực hiện sứ mạng nầy Ê-hút đã giấu một con dao dài gần 5 tấc vào đùi bên phải vì ông thuận tay trái. Hiển nhiên, mọi người vào cung điện đều phải bị lục soát. Thông thường, họ rà soát trên người nhất là đùi phía bên trái vì phần đông thuận tay phải. Nhưng Ê-hút là người thuận tay trái; bởi vậy, ông giấu cây gươm vào phía đùi bên phải và đã được lọt khỏi phần kiểm soát an ninh. Trên đường rời khỏi cung điện sau khi nộp thuế, ông nói với đồng bạn, “Tôi phải trở lại vì có vài điều mà Đức Chúa Trời muốn tôi làm.” Ông đi thẳng vào gặp vua Éc-lôn là một người rất mập. Đến bên cạnh vua ông nói, “Tôi có một sứ điệp của Đức Chúa Trời cho vua.” Vua nghĩ rằng, Ê-hút sẽ tặng ông quà hay tiền gì đó chăng.” Bởi vậy, ông ra lịnh cho những người khác đều phải đi ra ngoài. Ê-hút tiến đến, dùng cánh tay trái rút gươm đâm chết nhà vua. Sau khi giết chết vua Mô-áp, Ê-hút đã làm một việc phi thường là thực hiện cuộc cách mạng để lật đổ ách thống trị của người Mô-áp. Bên cạnh yếu tố được chiếm hữu bởi Thánh Linh, một yếu tố khác được đề cập đến đó là Ê-hút thuận tay trái. Phải chăng đây là điều duy nhất mà Ê-hút có thể dâng lên cho Chúa. Lời cầu nguyện của Ê-hút là, “Chúa ơi, con có tật thuận tay trái, nhưng nếu Chúa có thể dùng con thì xin dùng ngay tại chỗ khuyết tật nầy.”

Chúng ta học được điều gì qua con người Ê-hút nầy? Vấn đề không phải chúng ta tài năng như thế nào? Nhưng vấn đề là chúng ta có dâng hiến những gì chúng ta có cho Chúa không? Khi Môi-se được Chúa kêu gọi thì Ngài đã nói gì với ông? “Môi-se ngươi có gì trong tay?” Môi-se thưa rằng, “Con có cây gậy chăn chiên.” Chúa phán “Hãy ném nó xuống đất.” Chữ ném xuống hay đặt xuống có nghĩa là cống hiến hay tận hiến. Điều Chúa muốn nói rằng, cho dầu Môi-se chỉ có cây gậy chăn chiên nhưng hãy dâng những gì ông có cho Ngài. Bất luận chúng ta có khả năng như thế nào, điều Chúa muốn là chúng ta hãy dâng những điều đó cho Ngài. Chúa sẽ dùng nó như Ngài đã dùng Ê-hút là người thuận tay trái.

Một trong những câu chuyện rất lý thú là câu chuyện của Đê-bô-ra. Đê-bô-ra là người có ân tứ thuộc linh và là một nữ tiên tri. Bà ngồi dưới cây chà là và nói tiên tri. Dân Y-sơ-ra-ên khắp mọi nơi kéo về để nghe bà nói về Chúa và sứ điệp của Ngài dành cho họ. Một ngày kia, bà gọi Ba-rác và nói rằng,

“Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên đã truyền lịnh nầy: Hãy chọn đem theo ngươi một vạn người trong con cháu Nép-ta-li và trong con cháu Sa-bu-lôn, mà đi thẳng đến núi Tha-bô.
Ta sẽ khiến Si-sê-ra, là thống lãnh đạo binh vua Gia-bin, đến cùng người tại khe Ki-sôn, luôn với các xe cộ và cả quân lính của hắn; ta sẽ phó hắn vào tay ngươi.”

Dường như, Đê-bô-ra phải hết sức thuyết phục Ba-rác vì ông không sẵn sàng cầm quân một mình. Ông nói với Đê-bô-ra, “Nếu bà đi với tôi, tôi sẽ đi, nhưng nếu bà không đi với tôi, tôi sẽ không đi.” Nhiều người có thể nói là Ba-rác hèn nhát, nhưng phải chăng có một lý do gì đằng sau thái độ do dự đó. Như chúng ta biết, Đê-bô-ra là một tiên tri. Ba-rác nghĩ rằng, nếu Đức Chúa Trời thật sự nói qua bà thì Ngài sẽ làm thành mọi sự. Có lẽ để thử Đê-bô-ra thật tin vào điều mình nói nên ông đề nghị, “Bà hãy cùng đi với chúng tôi.” Đê-bô-ra đồng ý làm điều nầy nhưng bà nói:

“Ừ, phải, ta sẽ đi với ngươi, song sự vinh hiển của việc nầy sẽ chẳng về ngươi; vì Đức Giê-hô-va sẽ phó Si-sê-ra vào tay một người nữ.”

Và lời tiên tri của bà đã xảy ra. Trước khi ra trận, Ba-rác kêu gọi người Y-sơ-ra-ên tham chiến và có 10,000 người tự nguyện nhập ngũ. Con số nầy đúng như những gì Đê-bô-ra đã nói. Hai bên nghinh chiến tại núi Thabô, tướng Si-sê-ra có đến 900 xe sắt, nhưng Đức Chúa Trời làm cho những xe ngựa sắt nầy trở nên hỗn loạn. Một lần nữa, đây là sự can thiệp cách siêu nhiên. Chúa làm cho quân thù hoảng sợ nên quân Y-sơ-ra-ên ở vào thế thượng phong, tấn công và tiêu diệt đối phương. Si-sê-ra tìm đường trốn thoát. Ông chạy vào khu vực của Hê-be, là người có vợ tên là Gia-ên. Khi bà thấy Si-sê-ra đang trốn chạy mệt nhoài thì bà nói rằng, “Hỡi chúa xin hãy vào nhà tôi.” Nghe theo lời mời ông bước vào và dặn dò: “Nếu có ai tìm tôi, xin nói là tôi đã đi đường khác rồi.” Bà trấn an: “Xin đừng lo về việc đó, ông cứ nằm ngủ vì mệt lắm rồi.” Si-sê-ra nói: “Ta khát lắm.” Bà đưa cho Si-sê-ra một bình sữa. Uống xong, Si-sê-ra liền ngủ say vì quá mệt. Thời cơ đã đến, Gia-ên lấy một cây nọc cắm trại và một cái búa, trong khi Si-sê-ra ngủ thì bà đóng xuyên qua đầu khiến ông chết.

Sau chiến thắng nầy, Đê-bô-ra đã cảm tác một bài ca. Lời ca tiếng hát là một phép lạ mà Đức Chúa Trời ban cho con người để chúng ta có thể bày tỏ những điều không thể diễn tả được. Có những lúc chúng ta cần nói lên những điều không thể diễn tả được. Ân tứ nói tiếng lạ dùng cho con cái Chúa trong khi cầu nguyện để bày tỏ những điều không thể bày tỏ được. Tuy nhiên, đây không phải là cách duy nhất và một phương cách khác đó là thông qua âm nhạc. Khi dân sự của Đức Chúa Trời đã vượt qua Biển Đỏ, kinh nghiệm được sự giải cứu lạ lùng thì họ bật lên tiếng hát. Bạn có để ý điều nầy khi chúng ta đọc sách Xuất Ê-díp-tô ký không? Có những lúc con dân của Đức Chúa Trời không thể làm gì khác hơn là cất lên tiếng hát. Âm nhạc cũng rất cần thiết cho con dân Chúa khi họ ở trong sự đau khổ. Việc cuối cùng mà Chúa và môn đệ của Ngài làm trước khi Ngài bước lên thập tự giá là hát những bài thánh ca. Có những lúc con dân Chúa ra mắt để thờ lạy Ngài, và đó chính là lúc họ cần bày tỏ những điều không thể nói ra được. Đó là lý do vì sao lời Chúa dạy rằng, “Hãy ca hát trong lòng khi bước vào trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời.”

Đa-vít nói trong Thi thiên 100 rằng, ra mắt Đức Chúa Trời giống như ra mắt vị vua cao sang. Để ra mắt vua, bạn phải đi qua nhiều cổng và những hành lang dài rồi cuối cùng mới được diện kiến nhà vua. Thi thiên 100 Đa-vít nói như thế nầy: Bạn bắt đầu với cổng của sự cảm tạ. Cổng của sự cảm tạ dẫn đến cổng của sự ngợi khen. Và cuối cùng, cổng để mở ra cho bạn bước vào trong sự hiện diện của Vua là ca hát. Âm nhạc là cánh cửa mở ra cho chúng ta bước vào trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời.

Có bài ca rất hay trong sách Các quan xét. Bài ca nầy được gọi là bài ca của Đê-bô-ra trong chương 5. Đây là một trường hợp cho thấy, sau khi chiến thắng thì dân sự của Đức Chúa Trời đã cất tiếng hát để bày tỏ những điều không thể bày tỏ được.

Có nhiều bài học ứng dụng được rút ra từ sách Các quan xét. Sứ điệp căn bản của sách Các quan xét là sự bội đạo và những hậu quả nghiêm trọng xảy ra sau đó. Tuy nhiên, khi học về tiểu sử của các quan xét thì bài học quan trọng nhất đó là Đức Chúa Trời dùng những con người nhỏ bé, chẳng ra chi. Chúa ưa thích dùng những người chẳng có gì đặc biệt giống như mỗi chúng ta. Ngài thích dùng những người bình thường để làm những việc phi thường vì họ sẵn lòng. Khi một người được Thần Chúa cảm động như Ốt-ni-ên, khi vui lòng dâng lên cho Chúa những gì mình có ngay khi chỉ là cánh tay trái của mình, thì Ngài sử dụng họ và làm những việc phi thường qua những con người đó.

Biên tập bài viết: Tổ Biên tập

Những con bò mập tốt

NHỮNG CON BÒ MẬP TỐT


NHỮNG CON BÒ MẬP TỐT
NHỮNG CON BÒ MẬP TỐT
“Bảy con bò xấu dạng gầy guộc nuốt bảy con bò mập tốt” Sáng Thế Ký 41:4

 
NHỮNG CON BÒ MẬP TỐT
              “Bảy con bò xấu dạng gầy guộc nuốt bảy con bò mập tốt”   Sáng Thế Ký 41:4
             Giấc mộng của Pha-ra-ôn thường là kinh nghiệm của riêng tôi khi vẫn thức. Những ngày lười biếng của tôi đã phá hủy tất cả những gì tôi đã thực hiện được vào những lúc hăng say, cần mẫn. Những giai đoạn nguội lạnh của tôi đã làm đông đặc mọi tia sáng thần tình của các thời kỳ tôi hăng hái sốt sắng và những lần tôi sống theo thế gian đã kéo lui những bước tiến của tôi trong sinh hoạt thuộc linh. Tôi phải coi chừng những tình trạng gầy guộc của sự cầu nguyện, tán tụng, làm bổn phận cũng như các từng trải thiếu chủ yếu, vì những điều đó sẽ nuốt hết chất mỡ béo của sự yên ủi và bình an nơi tôi.
             Nếu tôi chỉ bỏ qua sự cầu nguyện trong một thời gian ngắn, tôi sẽ bị mất hết những điều thuộc linh tôi từng thu thập được. Nếu tôi không nhận được những tiếp liệu mới mẻ từ thiên đàng, chẳng bao lâu số ngũ cốc cũ trong vựa tôi sẽ bị nạn đói tiêu hao; nạn đói ấy sẽ hoành hành trong tâm hồn tôi. Khi những mối mọt của thái độ hững hờ, những sâu bọ của sự ham mê thế gian, những con rầy con đuông của sự tự dung dưỡng làm cho tấm lòng tôi hoàn toàn trống rỗng, khiến linh hồn tôi mỏi mòn, thì mọi bông trái xưa cũ và sự lớn lên trong ân điển của tôi đều không có ích lợi gì cho tôi. Do đó, tôi phải lo sao cho mình khỏi gặp những ngày gầy guộc vì tánh xác thịt, những giờ phút bất hạnh!
             Nếu ngày nào tôi cũng tiến bước hướng về phía mục tiêu mình mong muốn, thì chẳng bao lâu, tôi sẽ tới đích; Nhưng sự sa ngã sẽ khiến tôi bị rớt lại thật xa giải thưởng mà tôi được gọi đến; Nó cướp mất của tôi những bước tiến mà tôi từng cần cù tạo được. Phương pháp duy nhất để trọn đời tôi đều giống “những con bò mập tốt” là phải nuôi chúng bằng một đồng cỏ thích hợp; Tôi phải dùng đời sống để cùng làm việc với Chúa, phục vụ Ngài, bầu bạn với Ngài, kính sợ Ngài và bước đi trên con đường của Ngài.
             Tại sao mỗi năm chúng ta lại không trở thành giàu có hơn trước về tình thương, về tính cách hữu ích, về sự vui vẻ? Tôi đang đến gần các ngọn núi trên trời hơn và đã có từng trải hơn về Chúa, càng trở nên giống như Ngài hơn.
             Lạy Chúa, xin khiến những lời nguyền rủa về tình trạng gầy guộc của linh hồn xa lánh con; Xin đừng để con phải kêu lên: “Hỡi tình trạng gầy guộc của ta, khốn nạn cho mầy!”, nhưng xin cho con được nuôi nấng đầy đủ trong nhà Ngài, để con sẽ nhân danh Chúa mà ca ngợi Ngài.
Ms. Charles Spurgeon
Nguồn: cdnvn.com

Thứ Tư, 26 tháng 8, 2015

Được biến đổi bởi Lẽ Thật

ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI LẼ THẬT


ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI LẼ THẬT
ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI LẼ THẬT
“Xin Chúa lấy lẽ thật khiến họ nên thánh” Giăng 17:17


ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI LẼ THẬT
               “Xin Chúa lấy lẽ thật khiến họ nên thánh”  Giăng 17:17
              Sự thánh hóa bắt đầu với sự tái sanh. Linh của Đức Chúa Trời đặt vào lòng người phần nguyên lý sống mới mẻ đó, để người ấy trở thành một “người mới” trong Chúa Giê-xu trong Chúa Giê-xu Christ. Công tác đã được bắt đầu khi con người được tái sanh đó, sẽ tiếp tục bằng hai cách: sự giết chết, bởi đó các tham dục của xác thịt bị chế phục, bị đàn áp; và sự làm cho sống nhờ đó sự sống Đức Chúa Trời đã đặt vào lòng người được khiến trở thành một suối nước văng ra cho đến sự sống đời đời.
              Sự việc ấy được thực hiện hằng ngày trong phần gọi là sự “bền đỗ”, kiên trì, nhờ đó người tín đồ Đấng Christ được gìn giữ để cứ tiếp tục sống trong tình trạng đầy ân điển, được khiến trở thành dư dật trong những việc tốt lành để Đức Chúa Trời  được ca ngợi và tôn vinh. Công tác ấy đạt đến tuyệt đỉnh trong “vinh quang”, lúc linh hồn người ấy được hoàn toàn thanh tẩy, sẽ được cất lên để chung sống với các thiên sứ thánh và các thánh đồ bên hữu Đấng Oai Nghiêm trên trời. Nhưng nếu Linh của Đức Chúa Trời vốn là tác giả của sự nên thánh như trên, chúng ta vẫn không thể quên một môi giới hữu hình đã được sử dụng vào công tác ấy. Chúa Giê-xu phán: “Xin Cha lấy lẽ thật khiến họ nên thánh; Lời Chúa tức là lẽ thật”.
              Có nhiều phân đoạn Kinh Thánh đã chứng minh rằng lời Đức Chúa Trời là khí cụ thánh hóa chúng ta, linh của Đức Chúa Trời đêm những lời dạy dỗ và giáo lý của lẽ thật đến cho tâm trí chúng ta và dùng quyền năng Ngài để ứng dụng chúng. Các mạng lịnh, giáo lý ấy được nghe bằng tai, được tiếp nhận bằng tấm lòng, hành động trong chúng ta để chúng ta vừa muốn vừa làm đẹp ý Đức Chúa Trời. Lẽ thật làm nên thánh, là động lực thánh hóa cho nên chúng ta không nghe, không đọc lẽ thật, chúng ta sẽ không lớn lên, không tiến bộ trong sự nên thánh.
              Chúng ta chỉ tiến bộ trong đời sống thuần chánh nếu chúng ta tiến triển trong việc lãnh hội, am hiểu đạo thuần chánh. “Lời Chúa là ngọn đèn cho chơn tôi, ánh sáng cho đường lối tôi”. Đừng bao giờ nói một cách sai lầm rằng: “Đó chỉ là vấn đề ý kiến”. Không làm điều sai lầm. Hễ nghĩ sai thì chẳng chóng thì chầy, chúng ta cũng sẽ làm sai. Vậy hãy bám chặt lấy lẽ thật, vì nhờ nắm vững chân lý, bạn sẽ được Linh của Đức Chúa Trời khiến nên thánh.
Ms. Charles Spurgeon
Nguồn: cdnvn.com

Thứ Ba, 25 tháng 8, 2015

Những việc phi thường được thực hiện bởi những người bình thường

NHỮNG VIỆC PHI THƯỜNG ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI NHỮNG NGƯỜI BÌNH THƯỜNG


NGUỒN: ĐÀI XUYÊN THẾ GIỚI



Sách Các quan xét cho biết, dân Y-sơ-ra-ên đã trải qua bảy chu kỳ lịch sử. Chu kỳ nầy giống như bề mặt của chiếc đồng hồ gồm 12 số: Vào lúc 12 giờ, dân Y-sơ-ra-ên ở tại thời điểm tôn thờ và phụng sự Đức Chúa Trời. Lúc 1 giờ, họ đi vào con đường bội đạo. Lúc 2 và 3 giờ, trải qua tình trạng phá sản đạo đức và khủng hoảng chính trị. Lúc 4 giờ, Chúa dấy lên một kẻ thù. Lúc 5 giờ là thời điểm chiến tranh và họ bị thảm bại trước kẻ thù. Lúc 6 giờ, họ bị chém giết và bắt làm nô lệ. Sau những khoảng thời gian khác nhau, tại thời điểm 7 giờ, họ kêu cầu cùng Chúa. Lúc 8 giờ, họ ăn năn về tội bội đạo của mình. Lúc 9 giờ, họ kinh nghiệm  về sự phấn hưng. Lúc 10 giờ, họ được Chúa giải cứu. Lúc 11 giờ, các quan xét xuất hiện và đem họ trở về với vị trí đầu tiên là 12 giờ. Họ trở lại đỉnh của chu kỳ, là lúc họ có mối liên hệ đúng đắn với Đức Chúa Trời, tôn Ngài trên hết, phụng sự Ngài. Điều làm cho chúng ta ngạc nhiên là chỉ sau một thời gian ngắn thì họ lại rơi vào tình trạng bội đạo.

Chúng ta cần có cái nhìn bao quát về sách Các quan xét. Sách nầy trải dài một thời gian là 400 năm. Có khi dân sự ở trong mối liên hệ tốt đẹp với Chúa trong thời gian đến 80 năm trước khi họ đi vào con đường bội đạo. Khi xét bài học áp dụng về khía cạnh nầy, chúng ta có thể đặt câu hỏi: “Cơ Đốc Nhân phải trải qua thời gian bao lâu thì mới lâm vào tình trạng bội đạo?” Xét về phương diện cá nhân, giả sử khi trải qua một khủng hoảng trong cuộc sống, chúng ta thường cam kết với Chúa rằng, “con sẽ tôn Ngài trên hết”. Chúng ta trung tín giữ được cam kết nầy bao lâu? Có đến 80 năm không? hay có lẽ 8 ngày, 8 tuần hoặc 8 tháng rồi sau đó, chúng ta quên đi những gì mình đã hứa nguyện với Ngài. Nhiều người lâm vào những cơn bịnh hiểm nghèo, hết lòng kêu cầu Chúa và hứa nguyện sẽ yêu mến và phụng sự Ngài hết lòng. Nhưng, sau khi  được Chúa chữa lành một thời gian ngắn, thì họ không còn nhớ những gì mình đã hứa nguyện cả. 

Hãy suy nghĩ điều nầy trên bình diện quốc gia hoặc Hội thánh. Có những Hội thánh tại Âu Mỹ, nơi mà khoảng 40 năm hay 80 năm trước đây, họ giảng Lời Đức Chúa Trời nhưng nay thì không còn như vậy nữa. Nếu chúng ta tìm hiểu về các vị sáng lập ra các giáo phái như Wesley, Luther hay Calvin ...; nếu chúng ta xem tiểu sử của họ, xem những bài giảng của họ, xem niềm tin của họ, rồi so sánh với những gì các Hội thánh đó đang giảng vào lúc nầy, chúng ta sẽ thấy có một sự tương phản. Chúng ta gọi đây là gì? Đó chính là tình trạng bội đạo, tình trạng từ bỏ giao ước hay lập trường  mà họ đã hứa nguyện với Chúa. Bao lâu thì điều nầy xảy ra? Nó không đến 80 năm.

Sách Các quan xét ghi lại các thời kỳ bội đạo của dân Y-sơ-ra-ên. Sau những khoảng thời gian thanh bình, họ lại bội đạo. Những khoảng thời gian nầy thường khác nhau. Sách Các quan xét cho biết, họ từ bỏ Chúa cả thảy là 7 lần. Khi lần thứ nhất xảy ra, họ bị tấn công bởi người Sy-ri và bị làm nô lệ trong thời gian 8 năm. Đức Chúa Trời đã dấy lên một quan xét tên là Ốt-ni-ên. Ông giải phóng dân Y-sơ-ra-ên và họ hưởng thái bình trong thời gian 40 năm. Sau đó, họ lại bội đạo. Họ bị người Mô-áp dưới triều của vua Éc-lôn xâm chiếm. Dân Y-sơ-ra-ên phải phục dịch vua nầy 18 năm cho đến khi Đức Chúa Trời dấy lên quan xét Ê-hút. Một điều duy nhất đặc biệt nói về ông là ông thuận tay trái. Ê-hút đã giải phóng dân tộc mình và họ được yên ổn trong thời gian 80 năm.

Lần bội đạo thứ 3 đưa đến hậu quả là người Ca-na-an đã xâm lăng dưới triều vua Gia-bin. Vị tướng Si-sê-ra của ông có đến 900 xe ngựa bằng sắt. Dân Y-sơ-ra-ên phải phục dịch Gia-bin trong 20 năm. Lần nầy, họ kêu cầu cùng Đức Chúa Trời. Chúa ban cho họ người phụ nữ dũng cảm đứng ra để giải phóng dân tộc tên là Đê-bô-ra. Bà Đê-bô-ra tìm cách thuyết phục Ba-rác tấn công những người Ca-na-an nầy. Ba-rác đường như không đủ bản lĩnh để đương đầu mà cần đến sự lãnh đạo của Đê-bô-ra. Một phụ nữ khác tham gia vào cuộc tấn công người Ca-na-an tên là Jael. Bà đã ám sát tướng Sisera. Những sự kiện nầy cho thấy tình trạng khủng hoảng lãnh đạo trong giai đoạn nầy.

Lần bội đạo thứ tư dẫn đến sự thống trị vô cùng hà khắc của người Ma-đi-an. Nhưng may mắn là nó chỉ diễn ra trong 7 năm, dẫu vậy, đây là sự thống trị rất tàn bạo. Người đứng ra giải phóng dân tộc lần nầy là Ghê-đê-ôn. Có lẽ ông là một nhân vật nổi bật nhất trong các vị quan xét.

Lần bội đạo thứ năm khiến họ bị càng quét bởi người Am-môn. Họ sống dưới sự cai trị trong thời gian 18 năm. Chúa dấy lên quan xét tên là Giép-thê. Giép-thê chỉ là một đứa con rơi, bị các anh khinh ghét cho đến khi người Am-môn đánh phá họ. Lúc đó, vì cần đến tài thao lược của Giép-thê nên họ trở nên thân thiện, tôn ông làm người lãnh đạo, làm vua của họ. Điều nầy cho thấy, trong thời bình một số người bị bỏ rơi nhưng khi chiến tranh nổi lên thì họ trở nên quan trọng cho những người khác. Giép-thê đã giải phóng Y-sơ-ra-ên ra khỏi tay của người Am-môn.

Kết quả lần bội đạo thứ sáu là họ bị thống trị tàn bạo bởi người Phi-li-tin trong thời gian 40 năm. Quan xét  đứng ra giải phóng là Sam-sôn. Khi nghe đến tên Sam-sôn, người ta liên tưởng đến người tình Đalila của ông. Nhưng xét về phương diện lịch sử, Sam-sôn là một quan xét, người giải phóng dân tộc ra khỏi ách cai trị tàn bạo của người Phi-li-tin.

Bên cạnh 7 lần bị thống trị bởi ngoại xâm, nhiều người tin rằng, nội chiến cũng có liên quan với việc bội đạo của dân Y-sơ-ra-ên, cho dầu không có thế lực bên ngoài can dự vào. Có 3 lần nội chiến trong thời gian 400 năm nầy. Cuộc nội chiến được mô tả trong Các quan xét đoạn 19 đến đoạn 21 là một trong những biến cố đầy đau thương.

Bài học cho chúng ta là gì? Như đã trình bày có những bài học áp dụng cá nhân qua sách Các quan xét. Chúng ta có nguy cơ trải qua chu kỳ của sự bội đạo. Chúng ta cần chấn chỉnh lại đời sống tâm linh. Có thể lắm những biến cố kinh hoàng mà chúng ta đang trải qua là kết quả của việc chúng ta đã bội đạo. Chúng ta đã từng kính yêu Chúa nhưng rồi sau đó lại xa cách Ngài. Đó là lý do  vì sao những gì chúng ta làm không đâu tới đâu cả. Mọi việc sẽ không ổn thỏa cho đến khi chúng ta quay trở về với Chúa để tái xác quyết lòng của chúng ta đối với Ngài.

Tuy nhiên, sách Các quan xét cũng cho chúng ta bài học áp dụng trên bình diện quốc gia. Phải chăng nhiều quốc gia đang ở vào giờ thứ tư tức là lúc mà Đức Chúa Trời dấy lên nhiều kẻ thù chung quanh họ. Nếu những quốc gia nầy nhận thức nguy cơ sắp xảy ra, chấn chỉnh đời sống thuộc linh, thì họ sẽ tránh được những biến cố tang thương cho dân tộc của mình. Bằng không, họ phải gặt lấy những hậu quả khủng khiếp như Y-sơ-ra-ên đã trải qua. Đức Chúa Trời đã dấy lên những kẻ thù để nghiền nát Y-sơ-ra-ên 7 lần. Điều nầy cho thấy, Chúa cũng đang dấy lên những thế lực nhằm gây điêu đứng cho các quốc gia đó và đưa họ đến chỗ phải phủ phục Ngài. Bài học tại đây là không cần đợi đến biện pháp sửa phạt nặng nề rồi mới quay trở về  cùng Chúa. Họ có thể quay lại với Chúa trước khi những điều nầy xảy ra. Đó là phần áp dụng rất cấp bách và hệ trọng của sách Các quan xét.

Cùng với sự áp dụng về phương diện cá nhân và quốc gia còn có các bài học dưỡng linh về phương diện tiểu sử. Điều nầy được rút ra từ các quan xét. Họ là những người giải phóng dân tộc ra khỏi ách thống trị ngoại xâm. Ngay từ những chương đầu của Sáng thế ký, Đức Chúa Trời đã dùng những câu chuyện về các nhân vật như A- đam, Ca-in, A-bên, Nô-ê, Áp-ra-ham, Gia-cốp, Giô-sép để phán dạy cho chúng ta.  Vì muốn chúng ta biết về đức tin, Chúa cho ghi lại cuộc đời của Áp-ra-ham và Ghê-đê-ôn. Có nhiều điều quan trọng Chúa muốn phán với chúng ta nên Ngài dành nhiều chương để nói về các nhân vật đó.

Trước tiên, tất cả các quan xét đều có một điểm chung: họ là những người nhỏ bé,  thậm chí là không ra gì theo cái nhìn của người đời. Chúng ta đã nói về điều nầy khi học hỏi về đời sống của Môi-se. Thật là hão huyền để cho rằng, Đức Chúa Trời dùng những con người phi thường để làm những việc phi thường. Điều Kinh thánh khẳng định là thế nầy, “Đức Chúa Trời dùng những người rất bình thường để làm những việc phi thường vì họ sẵn lòng.” Khi nhận thức được điều nầy, chúng ta hiểu rằng, điều quan trọng nhất trong nước của Đức Chúa Trời là sự sẵn lòng. Hết cả những quan xét nầy nhắc chúng ta về điều đó. Họ không có nhiều tài năng phi thường, nhưng điều họ có  là thái độ sẵn sàng. Đó là lý do vì sao Chúa đã dùng họ. Ốt-ni-ên là vị quan xét đầu tiên. Điều duy nhất mà Kinh thánh mô tả ông là cháu của Ca-lép.

Có bao giờ bạn được giới thiệu dưới tên của một người khác không? Ví dụ, khi bạn được giới thiệu, “Đây là cháu của ông Nguyễn Văn Hai”. Nói như vậy thì ông Nguyễn Văn Hai mới là người quan trọng, được người khác biết đến. Nhưng bị đặt sau lưng ông Hai, bạn phải dựa vào uy tín và ảnh hưởng của ông Hai. Thế nhưng, đây là cách giới thiệu về Ốt-ni-ên: ông là cháu của Ca-lép, con trai của người em Ca-lép. Một quan xét khác là Ê-hút, ông có tật thuận tay trái. Người ta nói rằng, những người thuận tay trái gặp khó khăn trong việc học hành. Điều khá lý thú là dường như Phi-e-rơ thuận tay trái. Kinh thánh ghi rằng, Phi-e-rơ chém đứt lỗ tai phải của người đầy tớ, phải chăng điều nầy có nghĩa là ông đã dùng gươm với tay trái. Trường hợp của Ê-hút thì được ghi rõ là ông thuận tay trái và đây là chi tiết duy nhất về tiểu sử của ông được ghi lại.

Đê-bô-ra chỉ là một phụ nữ. Bà phải hết sức chật vật để thuyết phục Ba-rác cùng tham gia trận chiến với bà. Ghê-đê-ôn là một quan xét nổi bật nhất thì đã thú nhân rằng, “Họ hàng của tôi là nhỏ hơn hết, còn tôi là tầm thường hơn hết trong họ hàng tôi.” Ghê-đê-ôn nhìn thấy mình là kẻ tầm thường nhất trong những kẻ tầm thường. Điều nầy được bày tỏ xuyên suốt sách Các quan xét. Tất cả các quan xét đều là những người nhỏ bé tầm thường theo mắt loài người. Đây là bài học đầu tiên mà chúng ta có thể rút ra được từ các vị quan xét.

Bạn có cho rằng mình chỉ là người bình thường hoặc thậm chí là tầm thường không? Bạn có nghĩ rằng Chúa không thể dùng mình vì mình quá nhỏ bé không?  Sách Các quan xét cho biết, Đức Chúa Trời ưa thích việc dùng những người tầm thường để qua họ Ngài làm những việc phi thường.

Lần đến, chúng ta sẽ thấy thế nào Đức Chúa Trời dùng những con người nhỏ bé tầm thường để làm việc lớn cho Ngài. Chúng ta sẽ lần lượt học về cuộc đời của từng quan xét để biết rằng, Chúa ưa thích việc dùng những người bình thường như mỗi chúng ta.

ONLINE

QUỐC GIA TRUY CẬP

Flag Counter

Khách viếng thăm (Visitors)

Flag Counter

THỐNG KÊ BÀI VIẾT VÀ COMMENT

Tổng số lượt xem trang từ 23-05-2015

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác do Hội Thánh Tin Lành Tân Nghĩa quản lí mà không ghi rõ nguồn https://httltannghia.blogspot.com là vi phạm bản quyền!