Ai thành lập Do Thái Giáo?
Do Thái Giáo là một tôn giáo lâu đời nhất thờ độc thần, tức là chỉ
thờ phượng một Đức Chúa Trời duy nhất, thánh danh của Ngài bằng tiếng
Hê-bơ-rơ làYahweh (Gia-vê) hayYehôwâh (Giê-hô-va). Căn cứ vào Thánh Kinh Cựu
Ước người ta được biết Do Thái Giáo tin rằng Yahweh hay Yehôwâh là Đấng Tạo Hóa
tự hữu hằng hữu, vô sở bất tại, toàn năng, toàn tri đang cai quản vũ trụ và
muôn loài vạn vật trên thế gian này.
Kinh Thánh Cựu Ước cho biết Đức Chúa Trời đã dùng Áp-ram hay
Áp-ra-ham sáng lập ra Do Thái Giáo vào khoảng thế kỷ XX (TCN). Áp-ra-ham ra đời
vào khoảng năm 2166 TCN, tại U-rơ, xứ Canh-đê (I-rắc). Áp-ra-ham thuộc giống
dân A-ram, cùng vợ là Sa-rai theo cha mình rời U-rơ, để đi đến Cha-ran kiều ngụ.
Tại Cha-ran Đức Chúa Trời hiện ra bảo Áp-ra-ham rời bỏ Cha-ran để đi đến
Ca-na-an, tức là Palestine ngày nay. Đức Chúa Trời hứa sẽ ban phước và sẽ làm
cho dòng dõi của Áp-ra-ham trở thành một dân tộc lớn. Dân tộc này sẽ đem phước
hạnh đến cho toàn thể nhân loại, như Kinh Thánh Cựu Ước ghi: “Vả, Đức Giê-hô-va có phán cùng
Áp-ram rằng: Ngươi hãy ra khỏi quê hương, vòng bà con và nhà cha ngươi, mà đi
đến xứ ta sẽ chỉ cho. Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn; ta sẽ ban phước cho
ngươi” (Sáng 12:1-2). Vâng theo lời Chúa gọi,
Áp-ra-ham cùng vợ là Sa-rai và cháu là Lót đi đến Ca-na-an. Tại Ca-na-an, Đức
Chúa Trời hiện ra, ban cho Áp-ra-ham và dòng dõi người vùng đất này. Áp-ra-ham
liền lập một bàn thờ để thờ phượng Đấng đã hiện đến cùng mình (Sáng 12:1-7).
Hai mươi lăm năm sau, khi Áp-ra-ham được 100 tuổi, người sanh ra
Y-sác. Đến năm Y-sắc 60 tuổi, Y-sác sanh ra Ê-sau và Gia-cốp. Đến năm 1991 TCN,
Áp-ra-ham qua đời, hưởng thọ được 175 tuổi.
Năm 1876 TCN, vùng đất Ca-na-an gặp cơn đói kém, nên Gia-cốp cũng
gọi là Y-sơ-ra-ên, cùng gia đình của các người con, gồm có khoảng 70 người, di
cư qua Ai-cập sinh sống. Sau 430 năm sống bên Ai-cập, con cháu của Gia-cốp sanh
sôi nảy nở trở thành dân tộc Do Thái, cũng gọi dân Y-sơ-ra-ên, có dân số vào
khoảng 2.000.000 người.
Năm 1446 TCN, Đức Chúa Trời dấy lên tiên tri Môi-se để đưa dẫn dân
Do Thái từ Ai-cập trở về đất hứa Ca-na-an. Dưới quyền lãnh đạo của Môi-se, dân
Do Thái vượt Biển Đỏ như đi trên đất khô tiến về Ca-na-an. Khi đến được vùng
núi Si-nai, Môi-se lên núi Si-nai kiến diện Đức Chúa Trời để nhận 10 điều răn
mà Đức Chúa Trời ban cho dân Do Thái tuân giữ. Mười điều răn này đòi hỏi dân Do
Thái thực thi trách nhiệm của họ đối với Đức Chúa Trời và người đồng loại của
mình. Tại nơi này, Môi-se tái xác nhận với người Do Thái là dân tộc họ đã được
Đức Chúa Trời tuyển chọn để thờ phượng Ngài, như lời Môi-se nói,“Ngài đã chọn ngươi trong muôn
dân trên mặt đất, đặng làm một dân thuộc riêng về Ngài”(Phục 7:6).
Trong thời gian bốn mươi năm sống lưu lạc trong đồng vắng, Môi-se dựng Đền Tạm (đền thờ tạm) để thờ phượng Đức Chúa Trời. Khi chiếm được đất Ca-na-an, dân Do Thái tiếp tục thờ phượng Đức Chúa Trời trong Đền Tạm cho đến khi vua Sa-lô-môn xây được một đền thờ thực thụ tại Giê-ru-sa-lem vào năm 966 TCN. Đến năm 66 SC, người Do Thái nổi dậy chống quyền đô hộ của La Mã. Hoàng đế La Mã đưa quân đến dẹp tan cuộc nổi dậy vào năm 70. Để trả thù cho cuộc nổi dậy này, quân La Mã phá hủy đền thờ và thành Giê-ru-sa-lem; bắt người Do Thái phải sống lưu vong. Dầu phải sống lưu vong, người Do Thái vẫn tiếp tục duy trì sinh hoạt tôn giáo của mình trong các nhà hội cho đến ngày nay. Năm 1948, Liên Hiệp Quốc cho người Do Thái lưu vong trở về lập lại quốc gia Do Thái (Y-sơ-ra-ên) trên đất Ca-na-an xưa, nay gọi là Palestine. Sau khi đã thành lập được quốc gia cho mình rồi, điều kế tiếp họ dự định là xây cất lại đền thờ ở Giê-ru-sa-lem để có nơi dâng sinh tế chuộc tội và cử hành các nghi lễ thờ phượng Thiên Chúa như ngày xưa.
Trong thời gian bốn mươi năm sống lưu lạc trong đồng vắng, Môi-se dựng Đền Tạm (đền thờ tạm) để thờ phượng Đức Chúa Trời. Khi chiếm được đất Ca-na-an, dân Do Thái tiếp tục thờ phượng Đức Chúa Trời trong Đền Tạm cho đến khi vua Sa-lô-môn xây được một đền thờ thực thụ tại Giê-ru-sa-lem vào năm 966 TCN. Đến năm 66 SC, người Do Thái nổi dậy chống quyền đô hộ của La Mã. Hoàng đế La Mã đưa quân đến dẹp tan cuộc nổi dậy vào năm 70. Để trả thù cho cuộc nổi dậy này, quân La Mã phá hủy đền thờ và thành Giê-ru-sa-lem; bắt người Do Thái phải sống lưu vong. Dầu phải sống lưu vong, người Do Thái vẫn tiếp tục duy trì sinh hoạt tôn giáo của mình trong các nhà hội cho đến ngày nay. Năm 1948, Liên Hiệp Quốc cho người Do Thái lưu vong trở về lập lại quốc gia Do Thái (Y-sơ-ra-ên) trên đất Ca-na-an xưa, nay gọi là Palestine. Sau khi đã thành lập được quốc gia cho mình rồi, điều kế tiếp họ dự định là xây cất lại đền thờ ở Giê-ru-sa-lem để có nơi dâng sinh tế chuộc tội và cử hành các nghi lễ thờ phượng Thiên Chúa như ngày xưa.
Do Thái Giáo tin rằng Đức Chúa Trời Yahweh (Giê-hô-va) là chân thần
thực hữu duy nhất, vô hình, vô thể, là Đấng Tạo Hóa đã tạo dựng nên loài người
và vũ trụ. Chỉ có Ngài mới đáng để loài người tôn thờ. Ngài biết ý tưởng và
việc làm của từng người. Ngài sẽ thưởng cho người làm điều lành và hành phạt kẻ
làm điều ác. Người Do Thái tin có các thần khác, nhưng đều là tà thần không
đáng được tôn vinh và thờ phượng.
Do Thái Giáo tin rằng Đức Chúa Trời đã tạo dựng loài người bình
đẳng theo “ảnh tượng” Ngài, nghĩa là loài người có phần tâm linh, tâm hồn, trí phán đoán
và sự thông minh. Ngài cho con người có tự do làm điều mình muốn nhưng phải
chịu trách nhiệm những việc mình làm.
Do Thái Giáo không tin có thuyết luân hồi, nhưng tin có sự sống lại
của kẻ chết, tin con người có một đời để sống, rồi sau khi chết sẽ bị xét đoán
để được thưởng hay bị hành phạt tùy theo việc mình làm lúc còn trong xác thịt.
Người Do Thái cho rằng Đức Chúa Trời có lập giao ước với tổ phụ họ,
ban bố luật pháp cho dân tộc họ để làm tuyển dân cho Đức Chúa Trời. Họ tin rằng
Đấng Mê-si hay Đấng Christ (Đấng chịu xức dầu) sẽ là một người sanh ra từ dòng
dõi của vua Đa-vít, thuộc chi phái Giu-đa của dân tộc Do Thái. Đấng Mê-si sẽ
đến làm vua cai trị thế gian này và Ngài sẽ đem các nước lại để cùng nhau sống
trong hòa bình. Quốc gia Do Thái sẽ trở thành “nước của thầy tế lễ” làm trung gian giữa Đức Chúa Trời và các quốc gia trên thế
giới.
Hiện nay, Do Thái Giáo chia ra làm ba môn phái như sau:
Hiện nay, Do Thái Giáo chia ra làm ba môn phái như sau:
Chánh Thống: Người Do Thái theo môn phái Chánh Thống cố làm đúng theo các
giáo lý đã có từ lúc ban đầu; họ cẩn thận làm theo các luật kiêng cử về thức
ăn, và thận trọng giữ ngày sa-bát.
Bảo Thủ: Người Do Thái theo môn phái Bảo Thủ làm theo các luật lệ của
Kinh Talmud. Họ thi hành các nghi lễ tôn giáo theo truyền thống, nhưng uyển
chuyển để thích hợp cho từng thế hệ.
Strong>Cải Cách: Người
Do Thái theo môn phái Cải Cách không coi trọng các luật lệ truyền khẩu của Kinh
Talmud, nhưng chú trọng nhiều đến việc giáo dục đạo đức cho tín hữu.
Đến cuối thế kỷ thứ 20, dân số Do Thái trên thế giới có khoảng từ
13 đến 14 triệu người. Trong số này, có khoảng 5-6 triệu ở Hoa Kỳ, 5-6 triệu ở
Do Thái, 2 triệu ở Âu Châu, 400.000 ở Châu Mỹ La-Tinh, 350.000 ở Gia Nã Đại,
100.000 ở Phi Châu, 100.000 ở Úc Châu và 50.000 ở Á Châu (không kể nước
Do Thái).
Nguồn: cdnvn.com
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét
* Quý độc giả có thể để lại nhận xét bằng tiếng Việt (có dấu) hoặc tiếng Anh. Vui lòng gửi kèm thông tin (tên, SĐT hoặc email) để chúng tôi tiện liên hệ. Nhận xét được Tổ Quản trị - Ban Truyền thông HTTL Tân Nghĩa kiểm tra trước khi hiển thị.
* Chúng tôi sẽ phản hồi lại nhận xét trên website hoặc thông qua email duy nhất của Ban Truyền thông: tannghiamedia@gmail.com