Bởi đâu mà có Giáo Hội
Công Giáo La Mã?
Sau
khi Đức Chúa Giê-xu thăng thiên về trời, các sứ đồ ở lại rao giảng Phúc âm của
Đức Chúa Giê-xu. Kế tiếp các sứ đồ là các giáo phụ tiếp tục công việc của các
sứ đồ, nên đã thành lập được thêm nhiều hội thánh trong Đế Quốc La Mã. Năm 292,
Hoàng đế Diocletian chia Đế Quốc La Mã ra Đông Đế Quốc và Tây Đế Quốc. Đến cuối
thế kỷ thứ tư, Cơ Đốc Giáo nằm trong lãnh thổ của Đế Quốc La Mã được chia thành
năm giáo khu. Bốn giáo khu thuộc Đông Giáo Hội, nói tiếng Hy Lạp, nằm trong lãnh
thổ của Đông Đế Quốc La Mã gồm có: Constantinople (Thổ-nhĩ-kỳ), An-ti-ốt
(Syria), Giê-ru-sa-lem (Do Thái) và Alexandria (Ai-cập). Bốn giáo khu này trở
thành Chánh Thống Giáo Đông Phương. Giáo khu Rô-ma (Ý đại lợi), thuộc Tây
Giáo Hội, nói tiếng La tinh, nằm trong lãnh thổ của Tây Đế Quốc La Mã, ở dưới
quyền quản nhiệm của một giám mục, toà thánh đặt ở La Mã, trở thành Công Giáo
La Mã.
Đến năm 401, Giám mục Giáo khu Rô-ma lợi dụng sự suy yếu của
Tây Đế Quốc La Mã tự tôn mình là Giáo Hoàng, tức là Giáo Hoàng Innocent I. Từ
đó, Giáo Hội Công Giáo La Mã ở dưới sự cai quản của Giáo Hoàng, thuộc Tòa Thánh
Va-ti-can. Giáo Hội Công Giáo La Mã là một Giáo Hội Cơ Đốc lớn nhất của ba Giáo
Hội Cơ Đốc. Hai Giáo Hội kia có số tín đồ ít hơn, đó là Chánh Thống Giáo và Tin
Lành.
Giáo Hội Công Giáo La Mã cho rằng muốn được cứu là phải có đức tin
nơi Đức Chúa Giê-xu và phải chịu phép rửa tội (báp-têm) của Công Giáo La Mã.
Giáo Hội Công Giáo La Mã nhìn nhận Kinh Thánh là nguồn gốc của các giáo lý.
Nhưng Công Giáo La Mã cũng công nhận các giáo điều hay tín điều của Giáo Hội có
quyền hạn tương đương với lời dạy của Kinh Thánh. Hơn nữa, Giáo Hội Công Giáo
có quyền thay đổi giáo lý Kinh Thánh nhưng không được quyền thay đổi các giáo
điều hay tín điều của Giáo Hội đã ban hành. Công Giáo La Mã căn cứ vào lời của
Đức Chúa Giê-xu nói:“ngươi là Phê-rô (nghĩa là đá), ta sẽ lập Hội thánh ta
trên đá này” (Ma-thi-ơ 16:18) mà cho rằng Đức Chúa Giê-xu đã
lập Hội thánh của Ngài trên sứ đồ Phê-rô (Phi-e-rơ). Giáo Hội Công Giáo La Mã
cũng cho rằng Đức Chúa Giê-xu đã chọn sứ đồ Phê-rô để làm Giáo Hoàng đầu tiên
cho Giáo Hội Công Giáo La Mã.
Công Giáo La Mã tin vào giáo điều thừa kế tông đồ, nên cho rằng Đức Chúa Giê-xu đã ban quyền hành cho 12 tông đồ. Vì Thánh Phê-rô là tông đồ trưởng, và là Giáo Hoàng đầu tiên của Công Giáo La Mã nên Thánh Phê-rô đã truyền quyền hành và chức vị Giáo Hoàng lại cho các Giáo Hoàng kế tiếp, và liên tục cho đến vị Giáo Hoàng ngày nay.
Công Giáo La Mã tin vào giáo điều thừa kế tông đồ, nên cho rằng Đức Chúa Giê-xu đã ban quyền hành cho 12 tông đồ. Vì Thánh Phê-rô là tông đồ trưởng, và là Giáo Hoàng đầu tiên của Công Giáo La Mã nên Thánh Phê-rô đã truyền quyền hành và chức vị Giáo Hoàng lại cho các Giáo Hoàng kế tiếp, và liên tục cho đến vị Giáo Hoàng ngày nay.
Công Giáo
La Mã quả quyết là Giáo Hội có “Ơn Vô Ngộ” tức là không sai lầm trong các lời
dạy về luân lý hay giáo lý, khi các lời dạy đó do Giáo Hoàng, Cộng Đồng của
Giáo Hội hay Hội Đồng Giám Mục ban ra. Ơn Vô Ngộ do Công Đồng Vatican chính
thức công bố vào năm 1870. Nhưng trước đó, tức là vào năm 1854 Giáo Hoàng Pius
IX đã dùng “Ơn Vô Ngộ” để công bố tín điều Đức Maria vô nhiễm nguyên tội. Năm
1950, Giáo Hoàng Pius XII đã dùng “Ơn Vô Ngộ” để tuyên bố tín điều Đức Maria hồn xác lên trời.
Muốn gia nhập Công Giáo La Mã phải tin Phúc Âm của Đức Chúa Giê-xu
là thật, và phải chấp nhận lời giảng nghĩa các sách Phúc Âm của Giáo Hội là
đúng. Tín hữu không được phép giảng nghĩa Kinh Thánh theo ý riêng của mình.
Giáo Hội Công Giáo La Mã tin Đức Chúa Trời Ba Ngôi tự hữu hằng hữu. Đức Chúa
Giê-xu có thần tánh và nhân tánh hoàn toàn. Tín hữu có thể tương giao với Đức
Chúa Trời qua những lời cầu kinh. Công Giáo La Mã tin con người có linh hồn bất
diệt. Khi chết mỗi linh hồn phải chịu trách nhiệm cho những việc mình làm lúc
còn sống. Phần thưởng của họ có thể là ở thiên đàng hay hình phạt của họ có thể
là ở địa ngục.
Nguồn: cdnvn.com
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét
* Quý độc giả có thể để lại nhận xét bằng tiếng Việt (có dấu) hoặc tiếng Anh. Vui lòng gửi kèm thông tin (tên, SĐT hoặc email) để chúng tôi tiện liên hệ. Nhận xét được Tổ Quản trị - Ban Truyền thông HTTL Tân Nghĩa kiểm tra trước khi hiển thị.
* Chúng tôi sẽ phản hồi lại nhận xét trên website hoặc thông qua email duy nhất của Ban Truyền thông: tannghiamedia@gmail.com