1/Nguồn gốc ánh sáng?
Ánh sáng là từ phổ thông dùng để chỉ các bức xạ điện từ có bước sóng nằm trong vùng quang phổ nhìn thấy được bằng mắt thường của con người (tức là có bước sóng từ 380nm – 700nm). Ánh sáng có nhiều loại khác nhau: ánh sáng do mặt trời tạo ra gọi là ánh nắng (ánh sáng trắng); ánh sáng mặt trăng gọi là ánh trăng; Đức Chúa Trời phán rằng: Phải có sự sáng; thì có sự sáng. Đức Chúa Trời thấy sáng là tốt lành, bèn phân sáng ra cùng tối. Đức Chúa Trời đặt tên sự sáng là ngày; sự tối là đêm. Vậy, có buổi chiều và buổi mai; ấy là ngày thứ nhứt (Sáng thế ký 1:1-5). Chính Đức Chúa Trời là Đấng đã tạo dựng nên sự sáng từ buổi ban đầu, nghĩa là Ngài phải hiện hữu từ trước vô cùng.
do đèn tạo ra gọi là ánh đèn; do loài vật phát ra gọi là ánh sáng sinh học; ánh sáng lạnh là ánh sáng có bước sóng tập trung gần vùng quang phổ tím; ánh sáng nóng là ánh sáng có bước sóng nằm gần vùng đỏ…Ngành quang học ngày càng phát triển, cung cấp cho nhân loại một hệ thống kiến thức về ánh sáng, tìm hiểu được tính chất của ánh sáng từ đó giúp con người có thể tạo ra những loại ánh sáng khác nhau phục vụ cho nhu cầu khắc khe của nhân loại. Nhưng vẫn không có bất kỳ một thông tin nào cho biết danh từ ánh sáng có từ khi nào, hay nguồn gốc ánh sáng đầu tiên. Tuy nhiên, nếu cố công tìm kiếm thì vẫn có một nguồn tài liệu, được xem là duy nhất cho biết sự ra đời của ánh sáng và danh từ ánh sáng. Đó chính là Kinh Thánh, chương đầu tiên của sách đầu tiên trong Kinh Thánh đề cập rõ ràng “ Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất. Vả, đất là vô hình và trống không, sự mờ tối ở trên mặt vực; Thần Đức Chúa Trời vận hành trên mặt nước.
Về ý nghĩa biểu tượng theo người Trung Hoa: ánh sáng là nhận thức, theo đạo Phật: ánh sáng là giác ngộ, đạo Hồi: ánh sáng là trí tuệ. Theo nguyên văn Kinh Thánh tiếng Việt “Sự sáng nầy là sự sáng thật, khi đến thế gian soi sáng mọi người” (Giăng 1:9). Vậy, sự sáng thật là gì và từ đâu đến mà có thể soi sáng cho nhân loại?
Có một nhân vật đã nói rằng: “Ta là sự sáng của thế gian; người nào theo ta, chẳng đi trong nơi tối tăm, nhưng có ánh sáng của sự sống” (Giăng 8:12). Đó chính là Chúa Giê-xu. Nhưng Ngài là ai, tại sao Ngài có thể khẳng định mình là sự sáng của thế gian?
Thứ nhất: Đức Chúa Trời chính là Đấng đã tạo nên sự sáng, Giăng 1:1-3 “Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời, và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời” (Ngôi Lời: Chúa Giê-xu), “Muôn vật bởi Ngài làm nên, chẳng vật chi đã làm nên mà không bởi Ngài”. Điều đó chứng tỏ Chúa Giê-xu chính là Đức Chúa Trời, là Đấng tạo dựng nên sự sáng từ buổi sáng thế.
Thứ hai, để khẳng định cho ý thứ nhất: Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời thì lịch sử đã chứng minh sự kiện hài nhi Giê-xu Giáng sinh được chọn làm kỷ nguyên đầu tiên của toàn thể nhân loại. Sự kiện Chúa Giê-xu giáng sinh làm người không theo công lệ thiên nhiên nhưng bởi quyền phép của Đức Chúa Trời là điều không thể dùng khoa học để chứng minh, vì đó là phép lạ. Hơn ba năm trong chức vụ trên đất, Chúa Giê-xu đã thực hiện nhiều phép lạ khiến kẻ mù được sáng, kẻ bại được lành...Chính Khoa học đã đang và sẽ mãi mãi bất lực trong việc giải thích sự sống lại của Chúa Giê-xu bằng “logic” học.
Thứ ba, theo chuyên mục đời sống của báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh ngày 19/11/2016 có bài viết: “Có phải con người ngày càng độc ác hơn?” với câu kết luận “Chúng ta không thể ngăn chặn cái ác nảy nở sinh sôi, chúng ta chỉ hạn chế nó kiểm soát nó bằng công cụ và thái độ. Học giả người Đức Johann W. Goethe đúc kết: “Có 2 sức mạnh mang đến sự yên ổn, đó là pháp luật và đạo đức”, hai sức mạnh đó thật ra chỉ mang đến sự yên ổn tạm thời. Theo thời gian cùng sự phát triển của khoa học thì tội lỗi không chỉ gia tăng mà ngày càng tinh vi và nhẫn tâm hơn để theo kịp sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nên nhân loại đã hoàn toàn bất lực. Nhưng vì yêu thương thế gian, Ngôi Hai Thiên Chúa đã giáng sinh làm người để cứu vớt kẻ có tội, ấy là lời chắc chắn, đáng đem lòng tin trọn vẹn mà nhận lấy. Chính Ngài đã phán rằng: Ta là sự sáng của thế gian; người nào theo ta, chẳng đi trong nơi tối tăm, nhưng có ánh sáng của sự sống”. Thi thiên 33:12 khẳng định “Nước nào có Giê-hô-va làm Đức Chúa Trời mình, Dân tộc nào được Ngài chọn làm cơ nghiệp mình có phước thay!” Vậy, ích lợi của ánh sáng vật lý và ánh sáng cho trần gian có gì giống và khác nhau?
2/ Ích lợi của ánh sáng vật lý và “Ánh sáng cho trần gian”:
Nhân loại đều biết những ích lợi mà ánh sáng mang lại, đặc biệt đối với sức khỏe con người:
+ Một người nhận được kết luận ung thư dương tính thì đó là một bản án tử hình. Khoa học nghiên cứu và có lời khuyên con người nên tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng sẽ làm giảm nguy cơ phát triển một số bệnh ung thư. Trong đời sống tâm linh, một người không tin Chúa hoặc chỉ là tín đồ danh nghĩa thì vô tình họ đang nuôi dưỡng mầm mống căn bệnh “ung thư tội lỗi” và hậu quả là sự chết đời đời. Nhưng ai sẵn sàng đặt lòng tin nơi Chúa Giê-xu thì sẽ tránh khỏi “ung thư tội lỗi” vì nhờ “huyết Đức Chúa Giê-xu” mà nhận được ánh sáng của sự sống đời đời (Giăng 8:12).
+Khoa học cho biết khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào ban ngày sẽ giúp nhịp sinh học hoạt động đúng hướng và làm tăng nồng độ serotonin, từ đó giúp đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn, tận hưởng một giấc ngủ sâu hơn và thức dậy tươi tỉnh hơn. Giấc ngủ ngon giúp con người nghỉ ngơi. Đời sống tâm linh cũng cần được nghỉ ngơi, nên Chúa Giê-xu đã khuyên “Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ. Ta có lòng nhu mì, khiêm nhường; nên hãy gánh lấy ách của ta, và học theo ta; thì linh hồn các ngươi sẽ được yên nghỉ. Vì ách ta dễ chịu và gánh ta nhẹ nhàng” (Ma-thi-ơ 11:28-30). Đến với Chúa Giê-xu bằng hai đầu gối và dầm thấm trong Lời Chúa là nguồn nước sống, đó là hai liều thuốc giúp chúng ta có sự bình an giữa bão tố cuộc đời
+Tiếp xúc với ánh nắng cực kỳ tốt cho những bệnh nhân mắc bệnh vảy nến. Trong một nghiên cứu, liệu pháp tắm nắng ngoài trời trong bốn tuần đã tạo ra những chuyển biến đáng kể trong việc loại bỏ triệu chứng của bệnh vảy nến. Không ít những người mang danh Cơ đốc nhân nhưng vẫn tiếp tục với đời sống cũ được thể hiện ra bên ngoài, có khi còn tệ hơn những người chưa tin. Đó chính là căn bệnh “vảy nến thuộc linh”, liệu pháp duy nhất phải nhận ra mình là người mắc “bệnh” sẵn sàng mở lòng ra để Đức Thánh Linh làm chủ “gội nhuần từ trong ra ngoài”.
+Ánh nắng mặt trời còn như bài thể dục hữu hiệu cho trái tim. Những người sống trường thọ ở một số vùng thuộc Trung Á thường sinh hoạt ở ngoài trời hằng ngày, có nghĩa là họ đã được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhiều hơn. Trái tim của một đời sống thuộc linh chính là “đức tin”, mỗi ngày “đức tin” cần phải được tiếp xúc với ánh sáng Chúa Giê-xu qua mối liên hệ gắn bó với Ngài, hễ làm việc gì cũng cậy ơn Chúa, không nhìn hoàn cảnh nhưng nhìn chăm xem Chúa Giê-xu là cội rễ và cuối cùng của đức tin (Hê-bơ-rơ 12:2a)
Nhưng chính mặt trời cũng là nguyên nhân chính dẫn đến ung thư da, đẩy nhanh quá trình lão hóa da, gây tổn thương cho đôi mắt, khiến tăng sự sinh sản tế bào sừng, cùng một số bệnh ngoài da…Hầu hết các loại ánh sáng khác cũng đều có những ích lợi và không kém những nguy hại tùy thuộc vào biên độ của loại ánh sáng đó. Ngược lại, chỉ duy Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời - sự sáng thật cho trần gian thì hoàn toàn mang đến cho con người ích lợi vì “chẳng có sự cứu rỗi trong đấng nào khác; vì ở dưới trời, chẳng có danh nào khác ban cho loài người, để chúng ta phải nhờ đó mà được cứu” (Công vụ 4:12)
3/ Chúa Giê-xu là sự sáng thật cho trần gian:
Vậy làm sao để nhận biết rằng mình có đang đi trong ánh sáng tâm linh hay không? Vì nhiều người cho rằng chỉ cần sống đạo đức là đang đi trong ánh sáng.
Tuy nhiên Kinh Thánh cho biết “trái” (kết quả) của sự sáng láng ở tại mọi điều nhân từ, công bình và thành thật. (Ê-phê-sô 5:9). Một người đang đi trong ánh sáng tâm linh là một người thể hiện nếp sống nhân từ, công bình và thành thật trong tất cả lời nói ra từ miệng, cách ăn nết ở với những người xung quanh và cả trong tư tưởng, suy nghĩ. Nhưng “chẳng có một người công bình nào hết, dẫu một người cũng không” (Rô-ma 3:10), “Khi tôi muốn làm điều lành, thì điều dữ dính dấp theo tôi” (Rô-ma 7:21). Ánh sáng tâm linh giúp chúng ta biết và nhận sự bình an thật ở cõi đời này và sự sống ở cõi đời sau. Nhiều giáo chủ của các tôn giáo trên thế giới tự nhận hoặc được tôn sùng là ánh sáng cho trần gian, đấng cứu thế…nhưng chung cuộc của họ là “những nấm mồ”. Chúa Giê-xu đã khẳng định “Ta là sự sáng đã đến thế gian, để ai tin ta, chẳng ở nơi tối tăm nữa” (Giăng 14:46), điều này được minh chứng qua lịch sử của nhân loại, nhiều cuộc đời được cứu khỏi vực thẳm của sự thất vọng nhờ tin vào Chúa Giê-xu…, qua Kinh Thánh Chúa ban cho người tin Ngài lời hứa về sự sống đời đời, vì Chúa Giê-xu đã trải qua sự chết và đắc thắng tử thần, phục sinh quang vinh. Chúa Giê-xu đã thăng thiên và đang ngồi bên hữu ngai Đức Chúa Trời để cầu thay cho chúng ta. Nhưng Ngài cũng hứa chắc chắn sẽ trở lại trong ngày sau rốt để phán xét và ban thưởng tùy theo công việc của mỗi người.
Chúa Giê-xu là sự sáng thật của thế gian, là sự sáng ban đầu và mãi mãi. Một tín đồ tin Chúa ở tuổi “thất thập cổ lai hy” đã thốt lên một câu “nghĩ lại ngày trước mình thật ngu dốt, mê muội, tôn thờ các thần sự hư không ở đời này, đến giờ mới biết chỉ có Chúa Giê-xu mới thật là ánh sáng giữa trần gian tối tăm”.
Ngôn ngữ, văn từ hay khoa học cũng chỉ là lý thuyết, có thể thay đổi theo thời gian. Nhưng lịch sử, Kinh Thánh, thiên nhiên vũ trụ, và những đời sống Cơ đốc nhân được biến đổi là những bằng cớ rõ ràng, để khẳng định Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời quyền năng là “sự sáng cho trần gian tăm tối”.
Một mùa Giáng Sinh nữa lại đến và sẽ qua đi, ước mong điều đọng lại trong mỗi lòng con dân Chúa không chỉ là niềm vui khi được dự sinh nhật của một “nhân vật nổi tiếng”, hay nhận được những món quà cùng các lời chúc tốt đẹp, nhưng thỏa vui và trải nghiệm một đời sống có thể cất lên thành tiếng ca “tôi sống vui khi tôi tìm ra ánh sáng cho đời,...Chúa Giê-xu là ánh sáng tỏa soi cuộc đời...”. Từ đó có những cuộc đời được biến đổi làm sáng danh Đức Chúa Trời đưa dắt nhiều tha nhân đến với Chúa Giê-xu là sự sáng cho trần gian./.
(Ti-mô-thê Tạ)
Nguồn: httlvn.org
Lưu ý: Trong bài viết có dẫn một số nguồn link đến các trang web khác.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét
* Quý độc giả có thể để lại nhận xét bằng tiếng Việt (có dấu) hoặc tiếng Anh. Vui lòng gửi kèm thông tin (tên, SĐT hoặc email) để chúng tôi tiện liên hệ. Nhận xét được Tổ Quản trị - Ban Truyền thông HTTL Tân Nghĩa kiểm tra trước khi hiển thị.
* Chúng tôi sẽ phản hồi lại nhận xét trên website hoặc thông qua email duy nhất của Ban Truyền thông: tannghiamedia@gmail.com