Kính thưa quý vị,
Bình an là ước mơ của tất cả mọi người trên thế giới nầy, đặc biệt là người Việt chúng ta, đồng bào Việt Nam ta lúc nào cũng mong sao cho đời sống mình được an bình. Sự mơ ước nầy được thể hiện qua tên của các tỉnh thành từ bắc chí nam. Chằng hạn như:
Bắc Ninh, Bình Thuận, Hưng Yên,
Ninh Bình, Yên Bái, Phú Yên, Hòa Bình.
Long An, Bình Định, An Giang,
Nghệ An, Ninh Thuận, Bình Dương, Quảng Bình.
Bắc Ninh, Bình Thuận, Hưng Yên,
Ninh Bình, Yên Bái, Phú Yên, Hòa Bình.
Long An, Bình Định, An Giang,
Nghệ An, Ninh Thuận, Bình Dương, Quảng Bình.
Nếu kể tên những thị trấn, những thôn ấp nhỏ cũng được đặt tên để nói lên niềm ước mơ cuộc sống bình tịnh, yên ổn:
Trường An, Hòa Tú, Viên An,
Hòa Thành, An Khánh, Thanh An, Đông Bình. v.v…
Hòa Thành, An Khánh, Thanh An, Đông Bình. v.v…
Bình an là nhu cầu lớn nhất của cuộc sống con người vì sống mà thiếu bình an, đời sống sẽ trở nên vô nghĩa! Vậy làm thể nào để có được bình an thật, bình an lâu dài, bình an giữa cơn giông tố?
Trước hết chúng ta hãy nghe câu trả lời của những nhà hiền triết, những chính khách, những người có rất nhiều tiền và lắm quyền thế:
Nhà hiền triết Pháp nói: “Cả thế giới đang đi tìm sự an ninh và hạnh phúc”,
Viện trưởng Viện Đại Học Harvard cũng đồng ý thêm: “Thế gian đang tìm kiếm một tín điều để tin và một bài ca để hát”
Nhà tỷ phú ở Texas nói: “Tôi cứ tưởng rằng tiền bạc sẽ đem lại sự an vui hạnh phúc. Nhưng rồi tôi chính là một thí dụ điển hình, chứng minh rằng điều đó không đúng!”
Một nữ minh tinh màn bạc nói: “Tôi có tiền, có sắc đẹp, duyên dáng và nổi tiếng. Đáng lẽ tôi là một người đàn bà hạnh phúc nhất, nhưng trái lại tôi là con người đau khổ nhất!”
Một lãnh tụ Anh nói: “Tôi không còn ham muốn sống nữa dù rằng tôi có đủ mọi thứ để sống!”
Một bệnh nhân đến phòng mạch khám bệnh nói với bác sĩ rằng: “Thưa bác sĩ, tôi sống cô đơn, buồn chán và đau khổ. Bác sĩ có thể giúp tôi vui sống và bình an hay không? Bác sĩ đề nghị ông ta nên đến rạp hát để xem một màn hài kịch được một anh hề trứ danh trình diễn. Ông nói: “Tôi tin chắc anh sẽ cười và quên hết mọi sự buồn thảm ở trên đời”. Bệnh nhân chậm rãi, lắc đầu, than lên rằng: “Thưa bác sĩ, rất tiếc tên hề trứ danh đó là tôi!”
Đáng tiếc thay! Một người đem lại nụ cười cho người khác, không biết bao nhiêu người đã xem ông ta diễn trò, mà ông ta là một người sống trong sầu thảm và cô đơn nhất!
Trong khi đó lại có người đã than lên rằng:
- Tiền bạc có thể mua giường nệm nhưng không thể mua được giấc ngủ, một giấc ngủ an bình thỏa vui.
- Tiền bạc có thể mua những trò vui nhưng không thể mua hạnh phúc
- Tiền bạc có thể mua bầu bạn nhưng không thể mua tình bạn
- Tiền bạc có thể mua sách báo nhưng không thể mua trí óc
- Tiền bạc có thể mua căn nhà nhưng không thể mua mái ấm, một nơi êm đềm đầy yêu thương, rộn rã tiếng cười.
- Tiền bạc có thế mua thuốc nhưng không thể mua sức khỏe
- Tiền bạc có thể mua sự tâng bốc, nịnh hót nhưng không thể mua lòng kính trọng.
Thưa quý vị,
Trải qua bao thế kỷ từ tạo thiên lập đến nay con người chưa hề có sự bình an thật sự! Nhưng hơn hai ngàn năm trước, Chúa Trời đã đến với con người. Trong đêm giáng sinh đầu tiên ấy, vị thiên thần đã trấn an các mục tử đang thức đêm canh giữa bầy chiên, đang lúc họ run sợ trước ánh sáng chói lòa và sự xuất hiện của sứ giả từ trời:
"Đừng sợ chi; vì nầy, ta báo cho các ngươi một tin lành, tin này sẽ đem lại niềm vui lớn cho mọi người, ấy là hôm nay tại thành Đa-vít đã sanh cho các ngươi một Đấng Cứu Thế, là Christ, là Chúa. Nầy là dấu cho các ngươi nhìn nhận Ngài: Các ngươi sẽ gặp một con trẻ bọc bằng khăn, nằm trong máng cỏ. Thình lình, vô số các thiên sứ hiện ra, hợp với thiên sứ ấy ca ngợi Đức Chúa Trời:
Vinh quang Chúa phủ tận trời,
Bình an dưới đất cho người được ơn!” (Lu-ca 2:10-13)
Bình an dưới đất cho người được ơn!” (Lu-ca 2:10-13)
Thưa quý vị Chúa Trời đã từ thiên đàng giáng thế làm người, sinh ra trong thân phận của một con người. Từ trời cao Chúa Cứu Jêsus đến với con người, để giải cứu con người khỏi cảnh tội lỗi lầm than. Như lời Thánh Kinh chép: “Ban đầu có Chúa Cứu Thế. Chúa Cứu Thế ở với Đức Chúa Trời từ nguyên thủy vì Ngài là Đức Chúa Trời Ngôi Hai. Chúa Cứu Thế đã sáng tạo vạn vật; mọi loài trong vũ trụ đều do tay Ngài tạo nên. Chúa Cứu Thế đã đến thăm thế giới do chính Ngài sáng tạo, nhưng thế giới không nhận biết Ngài. Chúa Cứu Thế đã sống giữa lòng dân tộc, nhưng dân tộc Chúa khước từ Ngài. Tuy nhiên tất cả những người tiếp nhận Chúa đều được quyền làm con cái Đức Chúa Trời - tiếp nhận Chúa là đặt niềm tin nơi Chúa - Những người ấy được chính Đức Chúa Trời sinh thành, chứ không sinh ra theo huyết thống, hay theo tình ý loài người." (Giăng 1:1-3 & 10-13)
Phi hành gia Eugene Cernan, nhà thám hiểm không gian, thuật lại kinh nghiệm tuyệt vời khi du hành trên mặt trăng. Người có dịp nhìn về quả đất và thuật lại như thế nầy:
"Quả đất thật to và đẹp, được bao phủ bằng hai màu: màu xanh và màu trắng! Đứng trên mặt trăng bạn thấy sẽ được Biển Bắc Băng Dương ở vùng Bắc Cực. Quả đất chúng ta thật kỳ diệu, không cần sợi dây nào để treo lơ lững giữa không gian, và không cần một điểm tựa nào để dựa." Nhà phi hành nầy đã ngắm nhìn, chiêm ngưỡng cảnh vô tận của không gian và thời gian, người vô cùng ngạc nhiên khi nhìn lại quả địa cầu nhỏ bé của mình. Thế mà Đấng Tạo Hóa đã quan tâm, Ngài đã viếng thăm quả đất do chính Ngài đã sáng tạo.
Thánh Kinh cũng cho biết Chúa Cứu Thế Jêsus chẳng những là Đấng sáng tạo vạn vật, Ngài còn là Đấng bảo tồn vạn vật. Con người sáng chế ra chiếc đồng hồ, sau khi tung ra thị trường thì chỉ bảo đảm chiếc đồng hồ đó chạy tốt trong thời gian nào đó. Khi hết hạn đó thì người nhà sáng chế chiếc đồng hồ không chịu trách nhiệm. Nhưng Chúa Cứu Thế thì khác; chẳng những Ngài tạo ra con người mà còn tiếp tục bảo dưỡng và nâng niu con người trên bàn tay Ngài. Thánh Kinh chép “Chúa Cứu Thế dùng quyền năng Ngài bảo tồn vạn vật” (Hê-bơ-rơ 1:3).
Sự giáng thế của Chúa Jêsus đem sự bình an thực sự cho nhân loại, những ai thành tâm chào đón Ngài bước vào tâm hồn, làm chủ đời sống. Vì ngoài Chúa Cứu Thế Jêsus ra con người không tìm đâu được sự bình an! Vì Chúa Trời đã khẳng định trong Thánh Kinh: "Kẻ ác không bao giờ được bình an.” (Ê-sai 48:52)
Khi nghe đến đây sẽ có một số thính giả sẽ không đồng ý! Vì mình dầu sao cũng đã từng ăn hiền ở lành, bụng dạ thẳng ngay, hay giúp người, mình đâu có làm gì ác đâu mà bị xem là kẻ ác. Chúng ta hãy xem Thánh Kinh nói vì về điều nầy? Thánh Kinh khẳng định: "Chẳng có phân biệt chi hết, vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời." (Rô-ma 3:23)
Chính vì mắc tội với Đức Chúa Trời mà loài người dầu có hy vọng, cố tự an ủi mình, cố tìm sự an ninh nơi vật chất, danh vọng, quyền thế, nhưng không bao giờ có được sự bình an thật sự. Trừ khi con người quay đầu lại với Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa mình. Nhưng làm sao con người có thể tiếp xúc với Đấng Tạo Hóa mình? Chính vì thế mà Chúa Cứu Thế Jêsus đã phải hạ sinh, Ngài sinh ra trong cảnh bần hàn, nơi chuồng chiên của một quán trọ Bết-lê-hem. Khi đến trần gian Ngài không mang theo cao sang, nhung gấm, quyền uy. Ngài chỉ mang một điều duy nhất cho nhân loại loại sự cứu rỗi. Vì Ngài biết rõ thế điều mà nhân loại cần hơn hết là sự cứu rỗi.
Sự Giáng Thế của Chúa Jesus là món quà của Chúa Trời ban cho nhân loại, trong đó có quý vị và tôi. Đêm Chúa Jesus sinh ra là Đêm An Hòa, đêm mà Ngài nối lại nhịp cầu đã gãy từ khi con người phạm tội. Thánh Kinh chép: “Chỉ có một Đức Chúa Trời, cũng chỉ có một Người Hòa Giải giữa Đức Chúa Trời và loài người, là Chúa Cứu Thế Jêsus, Ngài đã hy sinh để cứu chuộc nhân loại.” Qua câu Thánh Kinh nầy ta thấy có một khoảng cách giữa loài người và Đức Chúa Trời. Tất cả loài ở một bờ bên nầy, Đấng Tạo Hóa ở bờ bên kia. Nhưng từ khi Chúa vào đời, bước chân Ngài đặt trên quả địa cầu nầy thì đất và trời đã nối liền, qua chiếc cầu thập tự, nơi máu của Chúa Cứu Thế Jêsus đổ ra thể thứ tha cho nhân loại. Tay Chúa Jêsus đã giăng ra giữa trời, một tay nắm lấy Đức Chúa Trời, Cha Ngài, một tay Ngài nắm nhân loại, những ai tiếp nhận Ngài, sẽ được nối liền với nguồn sống trên cao.
Ngày nay sở dĩ con người sống trong khổ đau triền miên và cuối cùng chết trong sợ hãi vô vọng vì mối liên hệ của họ đã bị cắt đứt. Thánh Kinh đã ghi lại tâm sự của một người trước sự mong manh của đời người và niềm đau của trần thế:
“Ngày lại ngày chẳng khác thoi đưa.
Tiêu ma hết trong niềm hy vọng,
Xin nhớ cho đời tôi là hơi thở,
Đôi mắt nầy không còn thấy đẹp tươi.
Người nhìn tôi rồi đây không thấy nữa,
Trong phút giây đời tôi đã qua rồi.
Như mây tan và tiêu mất thể nào,
Người đã chết không bao giờ trở lại,
Chẳng bao giờ lai giảng nhà xưa.
Nơi cố hương nào ai còn biết đến." (Gióp 7:6)
Tiêu ma hết trong niềm hy vọng,
Xin nhớ cho đời tôi là hơi thở,
Đôi mắt nầy không còn thấy đẹp tươi.
Người nhìn tôi rồi đây không thấy nữa,
Trong phút giây đời tôi đã qua rồi.
Như mây tan và tiêu mất thể nào,
Người đã chết không bao giờ trở lại,
Chẳng bao giờ lai giảng nhà xưa.
Nơi cố hương nào ai còn biết đến." (Gióp 7:6)
Thánh Kinh cũng ghi lại sự vô vọng của con người trước thảm họa đời sau: "Tôi đã bị kết án. Còn cố gắng làm gì? Nếu tôi tắm trong tuyết trong, rửa bàn tay bằng thuốc tẩy, thì Đức Chúa Trời cũng dìm tôi xuống hố bùn, quần áo tôi cũng ghê tởm tôi! Đức Chúa Trời chẳng phải là người cho tôi được đối đáp và đưa nhau đến quan tòa, Chẳng có trọng tài nào giữa Đức Chúa Trời với tôi để đem lại sự hòa giải” (Gióp 9:29)
Ông Gióp trước khi Chúa Giáng Sinh hằng bao thế kỷ cũng ao ước được đối diện với Chúa, người sẽ chầu trước ngai Ngài, người sẽ giải bày tâm sự với Chúa, trình hết khúc nôi cho Ngài. Trước nỗi khổ đau của con người dưới án phạt tội lỗi, Chúa Jêsus đã không cầm lòng được. Ngài đã từ rời bỏ thiên đàng, đến dương trần để cứu con người khỏi sức mạnh của tội lỗi, đến làm Đấng Hòa Giải, nối lại nhịp cầu giữa loài người với Đấng Tạo Hóa.
Tại một bệnh viện kia, một em bé đang nằm trên giường bệnh, đang thở những hơi thở sau cùng của cuộc đời, Cha mẹ em đứng bên cạnh tha thiết nhìn em, hai ông bà đã ly thân đang chờ ngày ly dị, nhưng vì thương con mà hợp lực với nhau để chăm sóc con. Trong những giờ phút sau cùng, đứa bé cố hết sức hỏi ba mẹ:
"Ba thương con không?" Người cha nghẹn ngào nói:
"Ba thương con lắm." Bé giơ tay nắm lấy bàn tay cha. Bé nhìn mẹ hỏi tiếp:
"Mẹ thương con không?" Mẹ cũng nghẹn ngào nói
"Thương con lắm." Bé nắm lấy bàn tay mẹ. Bé nhìn cha nhìn mẹ rồi hỏi tiếp:
"Ba má có thương nhau không?" Ông bà nhìn nhau không trả lời. Bé đặt cả bàn tay cha và bàn tay mẹ vào ngực mình nơi quả tim và nói:
"Nếu ba má thương con thì ba má phải thương nhau, đừng xa nhau." Cha mẹ bé cảm động gật đầu, bé mĩm cười nhìn cha mẹ rồi nhắm mắt lìa đời. Bé chết trong sự mãn nguyện.
Chúa Jesus đã bắt nhịp cầu giữa trời với người bằng chính sự hy sinh của Ngài. Đến với Chúa chúng ta thật sự được bình an, vì sự giáng thế của Chúa đem lại sự bình an cho loài người là cho những ai đón nhận Chúa vào tâm hồn, xin Ngài quản cai đời sống mình. Quý vị nào chưa tiếp nhận Chúa, hãy đến với Chúa Jesus. Ngài sẽ nối liền cuộc đời quý vị với Đấng Tạo Hóa, lả nguồn sống, nguồn của tình yêu, người của sự bình an thật sự và nguồn của hạnh phúc.
Chúa yêu quý vị, Chúa đã đến trần gian nầy vì quý vị, Chúa đang chờ quý vị. Rất mong quý vị tiếp nhận Ngài, giơ tay mình ra nắm lấy bàn tay Chúa trong giờ nầy.
Kính chào quý vị và các bạn.
Nguồn: phatthanhhyvong.com
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét
* Quý độc giả có thể để lại nhận xét bằng tiếng Việt (có dấu) hoặc tiếng Anh. Vui lòng gửi kèm thông tin (tên, SĐT hoặc email) để chúng tôi tiện liên hệ. Nhận xét được Tổ Quản trị - Ban Truyền thông HTTL Tân Nghĩa kiểm tra trước khi hiển thị.
* Chúng tôi sẽ phản hồi lại nhận xét trên website hoặc thông qua email duy nhất của Ban Truyền thông: tannghiamedia@gmail.com