Thứ Năm, 2 tháng 3, 2017

Ra Khỏi Đống Tro Tàn (Chương 4)

Chương 4
Đức Chúa Trời đang ở đâu?

Qua những cuộc khẩu chiến với các bạn hữu, Gióp đã biện minh cho sự chính trực và tuyên bố sự vô tội của mình. Nhưng sự biện minh của ông cũng đã hàm chứa một sự phản công khi ông ta buộc tội chính mình. Tuy nhiên, mục tiêu của ông không phải là vợ và những người bạn, mà Gióp nhắm vào chính Đức Chúa Trời, phản công với những câu hỏi, những nghi ngờ, những lo âu và thậm chí là những lời buộc tội. Những sự bác bỏ của ông hòa quyện trong cơn giận dữ và sự phỉ báng. Sự trong sáng của ông Gióp là một phần làm nên câu chuyện của ông được dễ hiểu và thích hợp. Chúng ta cảm nhận được nỗi khổ tâm và sự đau đớn của Gióp; chúng ta cũng bắt đầu hiểu được tận cùng sâu thẳm của nỗi đau cả tinh thần và thể xác của ông, sự hoang mang, và lý do tại sao ông cảm nhận theo cách đó. Kết quả là, lời than vãn của Gióp cộng hưởng với những tiếng than khóc hổn loạn của chúng ta.
Cuộc chiến đấu của Gióp đem đến ít nhất ba câu hỏi ngụ ý, là những câu hỏi này dường như được thốt lên trên môi miệng chúng ta khi gặp sự đau khổ.

Một câu hỏi kinh sợ đối với Đức Chúa Trời của sự An ủi

“Thì tôi sợ hãi các điều đau đớn tôi, biết rằng Ngài không cầm tôi là vô tội” (Gióp 9:28).
Chúng ta chiến đấu với những sự đau khổ của chúng ta, và dường như Chúa cho phép chúng xảy ra và nhìn thấy rằng lòng của chúng ta bị tê liệt vì sợ. Thay vì tìm thấy sự an ủi trong mối liên hệ với Chúa, đôi khi chúng ta lại nghi ngờ mối liên hệ đó.
Bất thình lình, chân chúng ta không đứng vững mà từ đó chúng ta leo ra khỏi vực thẳm của sự đau đớn và chúng ta tự hỏi tại sao Đấng Yên Ủi cho phép chúng ta chịu đau khổ.

          Một câu hỏi về sự bất công đối với Đức Chúa Trời công chính

“Nầy tôi kêu la về sự hung bạo, song tôi chẳng đặng nhậm lời. Tôi kêu cầu tiếp cứu, bèn không có sự công bình.” (Gióp 19:7).

  • Có điều gì đó sai trái kinh khủng trong vũ trụ này, và chúng ta không biết phải làm gì. Đây là một phản ứng có thể hiểu được đối với sự đau khổ và nó càng trở nên tồi tệ hơn khi nhìn thấy những kẻ yếu đuối, người vô tội và người trẻ tuổi đau khổ.

  Bí ẩn về sự đau khổ của chúng ta càng lớn, thì dường như nó càng không có nguyên nhân, càng nhiều bất công. Có điều gì đó sai trái kinh khủng trong vũ trụ này, và chúng ta không biết phải làm gì. Đây là một phản ứng có thể hiểu được đối với sự đau khổ và nó càng trở nên tồi tệ hơn khi nhìn thấy những kẻ yếu đuối, người vô tội và người trẻ tuổi đau khổ.
Giống như Gióp, chúng ta tự hỏi làm thế nào chúng ta có thể tin vào khả năng có sự công bình khi cuộc đời dường như là một sự bất công không thể thay đổi được.

          Một câu hỏi về sự yếu đuối đối với Đức Chúa Trời mạnh sức

“Vì Đức Chúa Trời khiến lòng tôi bủn rủn, Đấng toàn năng làm cho tôi hoảng sợ”
(Gióp 23-10).

Khi nỗi đau khổ tràn ngập, nó nhắc cho chúng ta thấy chúng ta nhỏ bé là dường nào và thế gian rộng lớn làm sao. Trong khoảnh khắc đó, chúng ta rất cần sức mạnh của Chúa, nhưng cũng cùng lúc đó dường như chính Ngài đang cho phép những sự việc đó xảy ra để làm kiệt quệ cuộc đời chúng ta. Những lời lẽ đầy khiếp sợ của Gióp có thể lập đi lập lại trong lòng chúng ta khi chúng ta đối mặt với sự yếu đuối lúc mà chúng ta cần có sức mạnh nhất.
Những câu chất vấn của Gióp nghe như những lời buộc tội đóng khung trong sự thất vọng, ngờ vực, và hồ nghi (giống như chúng ta) gởi đi mà không có người nhận – cho đến khi ông bước vào sự hiện diện của Đức Chúa Trời hằng sống.

  • Con người trong thời đại Kinh Thánh thường tin rằng nỗi đau khổ và bệnh tật trực tiếp có liên quan đến tội lỗi cá nhân (kỷ tội). Trong các sách Phúc Âm, các môn đồ của Chúa Giê-xu đã hỏi: “Thưa thầy, ai đã phạm tội, người hay là cha mẹ người, mà người sanh ra thì mù như vậy?” (Giăng 9:2).

Gióp muốn đối đầu với Đức Chúa Trời; ông ta đã yêu cầu được tiếp kiến Ngài và muốn những câu hỏi của mình được trả lời. Đức Chúa Trời đã đáp lời (Gióp 38:1). Khi Đức Chúa Trời đề cập đến lời cáo buộc, sự căm phẫn, nãn lòng và Gióp vẫn đang chịu đau khổ từ cơn bảo tố đó, Ngài đã thách thức Gióp bằng những câu hỏi của chính Ngài:
“Khi ta đặt nền trái đất, thì ngươi ở đâu? Nếu ngươi thông sáng, hãy tỏ bày đi. Ai đã định độ lượng nó và giăng dây mực trên nó, ngươi có biết chăng ?Nền nó đặt tên chi? Ai có trồng hòn đá gốc của nó? Trong khi ấy các sao mai đồng hát hòa nhau, và các con trai Đức Chúa Trời cất tiếng reo mừng.” (Gióp 38:4-7)

  • Trong nguyên ngữ Hê-bơ-rơ câu 4 chép: “Ngươi ở đâu lúc ta tạo dựng trái đất?”

Gióp buộc phải mặt đối mặt với Đấng Tạo Hóa mà sự khôn ngoan không thể dò xét được, và sự thông thái và mục đích Ngài phản ánh sự oai nghi hùng vĩ qua sự sáng tạo của Ngài. Gióp có quyền hạn gì mà dám chất vấn sự thông thái của Đấng Tạo Hóa? Chẳng lẽ ông buộc tội Đấng có thẩm quyền trên sự sống? Chẳng lẽ ông sẽ công bố sự đáng trọng của chính mình trong sự hiện diện của Đấng Thánh?

Trải nghiệm của Gióp phản chiếu những gì mà Nhạc trưởng A-Sáp, người cũng đã không có câu trả lời cho cuộc chiến của mình cho tới khi được bước vào nơi thánh và sự hiện diện của Chúa.(Thi-Thiên 73:17)

Trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời, Gióp đã phát hiện ra rằng ngay cả khi không tìm ra những câu trả lời, cũng không được giảm đi nỗi đau khổ, ông vẫn có tất cả những thứ mình cần bởi vì Đức Chúa Trời đã ban cho Gióp bằng cách bày tỏ chính mình Ngài cho ông. “Gióp thưa với Đức Chúa Trời rằng: tôi biết rằng Chúa có thể làm mọi sự, chẳng có ý chỉ nào Chúa lấy làm khó lắm. Kẻ này là ai, không hiểu biết gì, lại dám che ám chỉ của Chúa? Phải, tôi đã nói những điều tôi không hiểu đến, tức các sự lạ lùng quá cho tôi, mà tôi chẳng thông biết. Hỡi Chúa, xin hãy nghe, tôi sẽ nói; Tôi sẽ hỏi Chúa, Chúa sẽ chỉ dạy cho tôi. Trước lỗ tai tôi có nghe đồn về Chúa, nhưng bây giờ, mắt tôi đã thấy Ngài: Vì vậy, tôi lấy làm gớm ghê tôi, và ăn năn trong tro bụi.” (Gióp 42:1-6)

Không cần phải giải thích về sự bí ẩn hay việc hòa hợp với nỗi đau, Đức Chúa Trời đã nhắc nhở Gióp rằng quyền năng và sự thông thái của Ngài vượt rất xa khả năng của Gióp. Giải pháp cho sự đau khổ và những hoài nghi mà nó đem đến thì không thể tìm thấy qua cuộc tranh luận. Nó chỉ được tìm thấy trong sự học hỏi để nương vào ân điển của Chúa và tin cậy vào quyền năng Ngài - ngay cả khi sự đau khổ là một điều bí ẩn và đến dồn dập.

(Còn tiếp)
Nguồn: httlvn.org

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét

* Quý độc giả có thể để lại nhận xét bằng tiếng Việt (có dấu) hoặc tiếng Anh. Vui lòng gửi kèm thông tin (tên, SĐT hoặc email) để chúng tôi tiện liên hệ. Nhận xét được Tổ Quản trị - Ban Truyền thông HTTL Tân Nghĩa kiểm tra trước khi hiển thị.
* Chúng tôi sẽ phản hồi lại nhận xét trên website hoặc thông qua email duy nhất của Ban Truyền thông: tannghiamedia@gmail.com

ONLINE

QUỐC GIA TRUY CẬP

Flag Counter

Khách viếng thăm (Visitors)

Flag Counter

THỐNG KÊ BÀI VIẾT VÀ COMMENT

Tổng số lượt xem trang từ 23-05-2015

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác do Hội Thánh Tin Lành Tân Nghĩa quản lí mà không ghi rõ nguồn https://httltannghia.blogspot.com là vi phạm bản quyền!